Page 34 - Bào chế
P. 34
– 20 mm, không chứa acid, kiềm, chất khử và các tạp chất khác, có độ ẩm tối đa 9%;
phải thấm nước sau 10 giây.
Các vật liệu lọc vải: có ưu điểm là bền về mặt cơ học và hóa học. Nhược điểm
chủ yếu là không cho dịch lọc có độ nhớt cao. Thường để lọc những khối lượng lớn
các chất lỏng sánh như các siro thuốc.
Các vật liệu lọc làm từ thủy tinh xốp, sứ xốp
Các phễu lọc thủy tinh xốp có ưu điểm là trơ về mặt hóa học và có lỗ lọc rất bé
thường dùng để lọc các dung dịch thuốc tiêm và thuốc nhỏ mắt (G4, G5). Phễu lọc
thủy tinh xốp không hấp thu các chất trong dung dịch lọc, do đó rất thích hợp với các
dung dịch alcaloid, enzym…
Các màng lọc polyme tổng hợp
Màng lọc được chế từ ester của cellulose, như cellulose acetat, cellulose nitrat có
kích thước lỗ lọc từ 0,05 – 10micromet, thường dùng loại có lỗ lọc 0,45 micromet để
lọc trong các dung dịch thuốc và màng lọc có lỗ lọc 0,22 micromet để vô khuẩn bằng
cách lọc (loại bỏ vi khuẩn). Một số màng lọc còn được chế tạo từ nguyên liệu polyme
như teflon, polyvinylclorid, polypropylen, polytetrafluoroethylen (PTFE)…Các màng
2
8
lọc polyme có mật độ lọc cao (10 lỗ/cm ) đảm bảo hiệu suất lọc cao.
3.4.3. Các phương pháp lọc
- Lọc dưới áp suất thủy tĩnh. Áp dụng đối với vật liệu lọc là bông, vải, giấy lọc
với giá đỡ là phễu thủy tinh.
- Lọc dưới áp suất giảm (lọc hút chân không). Trong phương pháp lọc dưới áp
suất giảm người ta tăng hiệu số áp lực giữa hai bề mặt của màng lọc bằng cách thực
hiện trong chân không ở phía dưới của màng lọc nhờ các loại bơm chân không hoặc
sức hút của vòi nước. Khi lọc các dung dịch nóng tránh làm chân không cao vì có thể
làm sôi dung dịch. Để lọc dưới áp suất giảm, thường dùng phễu lọc thủy tinh xốp, sứ
xốp, lọc Buchner.
- Lọc với áp suất cao (lọc nén). Để tạo áp lực nén, người ta dùng không khí nén,
đối với các chất dễ oxy hóa nên dùng khí nén trơ như nitơ.
3.5. Hoàn chỉnh, đóng gói và kiểm nghiệm thành phẩm
Dung dịch thuốc trước khi đóng gói thành phẩm phải được kiểm tra chất lượng,
phải đạt tiêu chuẩn chất lượng đề ra về các chỉ tiêu lý hóa như độ trong, tỷ trọng, định
tính, định lượng các thành phần dược chất, dung môi…
Dung dịch thuốc thường được đóng lọ thủy tinh hoặc lọ chất dẻo. Lọ thủy tinh
và lọ chất dẻo phải đạt yêu cầu chất lượng theo Dược điển như về độ trung tính,
không tương kỵ với dược chất, dung môi…
Các nắp, nút cao su không được hấp thụ dược chất cũng như đưa tạp chất (có
trong thành phân cao su) vào dung dịch thuốc.
4. MỘT SỐ DUNG DỊCH THUỐC
Một số dung dịch thuốc uống và dùng ngoài có thành phần và kỹ thuật bào chế như
sau:
4.1. Dung dịch thuốc nước
4.1.1. Định nghĩa, phân loại
Dung dịch thuốc nước (gọi tắt là thuốc nước) là dạng thuốc được điều chế bằng
cách hoà tan một hoặc nhiều dược chất trong dung môi nước.
31