Page 29 - Bào chế
P. 29

D
                        Nếu thay      K    thì tốc độ hòa tan được biểu thị theo phương trình
                                          h

                                        dC    D .A
                                                   (Cs  Ct )
                                        dt     h
                        Trong đó: D : Là hệ số khuếch tán của dược chất trong dung môi
                                          H : Là bề dày lớp khuếch tán
                        Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ hòa tan có thể được xem xét như trên cơ sở tác
                  động của chúng đến các đại lượng trong phương trình biểu thị tốc độ hòa tan.
                        Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ hòa tan:
                  Trừ một số ít trường hợp, chất có quá trình hòa tan tỏa nhiệt, việc tăng nhiệt độ sẽ làm
                  giảm độ tan, từ đó giảm tốc độ hòa tan, phần lớn các chất có độ tan và tốc độ tan tăng
                  khi nhiệt độ tăng, do hệ số khuếch tán của chất tan trong dung môi tăng cao, độ nhớt
                  của dung môi giảm.
                           Ví dụ: cafein ít tan trong nước ở nhiệt độ thường nhưng dễ tan ở nhiệt độ cao.
                  Đối với các dung môi có độ nhớt cao (glycerin, propylen glycol,…), để hòa tan nhanh,
                  cần  đun  nóng  như  khi  hòa  tan  natri  borat  trong  glycerin,  cloramphenicol  5%  trong
                  propylen glycol, natri benzoat trong siro đơn…
                             Bảng 2.2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ hòa tan của một số chất

                                                                  Hệ số khuếch tán
                           Dược chất
                                                                                           o
                                                         20 C                           70 C
                                                            o
                      Kali clorid                         1,71                          4,98
                      Natri clorid                        1,34                          3,88
                      Kali sulfat                         1,05                          3,04
                      Natri sulfat                        0,89                          2,58
                      Magnesi sulfat                      0,46                          1,32

                      Acid citric                         0,57                          1,65
                      Acid tartric                        0,62                          1,81
                      Saccharose                          0,37                          1,07

                           Nghiền nhỏ các dược chất:
                           Làm tăng nhanh tốc độ hòa tan do làm tăng diện tích tiếp xúc của chất tan với
                  dung môi.
                        Khuấy trộn trong quá trình hòa tan:
                           Làm tăng tốc độ  hòa tan, do cấu trúc các lớp khuếch tán bị phá vỡ, đưa lớp dung
                  môi mới vào gần bề mặt chất tan nơi có lớp dung dịch bão hòa, do đó làm tăng sự
                  chênh lệch nồng độ, bề dày lớp khuếch tán trở nên vô cùng nhỏ. Kết quả tác động vào
                  hai đại lượng này làm tăng nhanh tốc độ hòa tan.
                  3.3.3. Một số biện pháp làm tăng độ tan trong điều chế dung dịch thuốc:
                  3.3.3.1. Tạo muối dễ tan:
                         Dược chất là các acid yếu hoặc kiềm yếu, có thể làm tăng độ tan bằng các kiềm
                  mạnh hoặc acid mạnh để chuyển thuốc sang dạng muối tan tốt hơn trong dung môi. Ví
                  dụ:  tetracyclin  dạng  base  có  độ  tan  trong  nước  là  1,7  mg/ml  còn  dạng  muối
                  hydroclorid là 10,9 mg/ml và đặc biệt muối tetracyclin phosphat độ tan là 15,9 mg/ml.

                                                                                                         26
   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34