Page 28 - Bào chế
P. 28

S          2  EM
                                                 log
                                                                   303
                                                       S 0       2 ,   RTpr

                        Trong đó, S là độ tan của tiểu phân được nghiền mịn, có đường kính r, S0 là độ
                  tan của dược chất có kích thước tiểu phân ban đầu, E là năng lượng tự do trên bề mặt
                  tiếp xúc, M là khối lượng phân tử, p là tỷ trọng chất rắn, R là hằng số khí, T là nhiệt độ
                  nhiệt động học. Như vậy việc nghiền mịn dược chất rắn sẽ làm tăng độ tan ở một mức
                  độ nào đó.
                          * Ảnh hưởng của pH dung dịch đến độ tan:
                            Đối với các chất điện ly yếu, ảnh hưởng của pH dung dịch đến độ tan được xét
                  trong 3 trường hợp khác biệt: chất tan là các acid yếu, base yếu và lưỡng tính (mang cả
                  2 tính acid yếu và base yếu):
                             - Với acid yếu: như các barbituric, phenylbutazol, nitrofuratoin…, khi pH của
                  dung dịch tăng (kiềm hoá dung môi) sẽ làm tăng độ tan của các acid yếu, và giảm độ
                  tan với các base yếu như: các alcaloid, clopromazin….  Ngược lại, khi giảm pH dung
                  dịch (acid hóa dung môi).
                             - Với các chất lưỡng tính: Nếu tăng pH ở dưới điểm đẳng điện sẽ làm giảm độ
                  tan của chất lưỡng tính và ở trên điểm đẳng điện sẽ làm tăng độ tan.
                          * Ảnh hưởng của các ion cùng tên

                                                                        +
                                                               +
                            Trong dung dịch, các ion cùng tên A  hoặc B , với các ion của chất tan tham gia
                  vào cân bằng phân li của chất tan AB.
                                                                          +
                                                                                +
                                            AB (rắn)    ↔  AB (dung dịch)  ↔  A  + B
                             Khi có mặt các ion cùng tên, nồng độ các ion ở bên phải của phương trình tăng
                  lên, đẩy quá trình hòa tan theo chiều nghịch, để lập lại cân bằng phân ly, do đó làm
                  giảm độ tan.
                          * Ảnh hưởng của chất điện ly:
                             Sự có mặt của chất điện ly làm giảm hoạt độ ion, làm giảm độ phân ly của các
                  chất tan, từ đó làm giảm độ hòa tan của các chất.

                             Như vậy, để hòa tan nhanh, cần hòa tan theo thứ tự, các chất kém tan được hòa
                  tan trước. Đối với các chất điện giải cần pha loãng nồng độ khi phối hợp với dung dịch
                  các chất kém tan, để tránh ảnh hưởng của các ion có thể làm kết tủa các chất này.
                             Ảnh hưởng của các chất tạo phức hoặc dẫn chất và các chất diện hoạt đến độ
                  tan được xem xét trong phần các phương pháp hòa tan đặc biệt.

                  3.3.2.2. Tốc độ hòa tan:
                        Tốc độ hòa tan của dược chất được biểu thị theo phương trình Noyes- Withney:
                                       dC
                                                  K .A (Cs  Ct )
                                        dt
                        Trong đó:
                        K  : Hằng số tốc độ hòa tan

                        A  : Là diện tích bề mặt tiếp xúc của dược chất với dung môi
                        Cs : Là nồng độ bão hòa của dược chất
                        Ct : Là nồng độ dược chất tại thời điểm t




                                                                                                         25
   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33