Page 27 - Bào chế
P. 27
Hòa tan là quá trình phân tán một hay nhiều chất ở thể rắn, lỏng hay khí vào
trong một dung môi hoặc một hỗn hợp dung môi tạo thành dung dịch trong đó các tiểu
phân chất tan có kích thước phân tử hoặc ion.
3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan và tốc độ hoà tan
3.3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn trong chất lỏng:
* Ảnh hưởng của nhiệt độ:
Đối với quá trình hoà tan dược chất có sự thu nhiệt (ΔH > 0) theo nguyên tắc Le
Chatelier, việc tăng nhiệt độ (cung cấp nhiệt) sẽ thúc đẩy quá trình hoà tan, làm tăng
độ tan của dược chất. Ngược lại khi dược chất hoà tan toả nhiệt (ΔH < 0), việc tăng
nhiệt độ sẽ làm giảm độ tan của dược chất.
Hình 2.8. Đồ thị biểu diễn độ tan của một số chất trong nước theo nhiệt độ
Tuy nhiên, đối với phân tử kết tinh ngậm nước, trong quá trình hoà tan, nhiệt độ
có thể ảnh hưởng đến độ tan theo chiều hướng ngược nhau, do đó sự mất nước kết tinh
chuyển sang dạng khan.
* Ảnh hưởng của độ phân cực của chất tan và dung môi:
Độ phân cực của chất tan và dung môi là những yếu tố hoá học nội tại ảnh
hưởng đến độ tan. Chất phân cực tan trong dung môi phân cực va ngược lại. Cấu trúc
phân tử, cũng như các nhóm chức có trong phân tử chất tan và dung môi quyết định
đặc tính phân cực. Ví dụ điển hình như phenol khi có thêm nhóm OH tăng độ tan trong
nước gấp 100 lần so với benzen. Các nhóm chức thân nước OH, NH2, SH,…có trong
phân tử chất tan, sẽ làm tăng độ tan của các chất này trong nước, do tăng độ phân cực.
Việc chuyển một số dược chất ở dạng acid yếu sang dạng muối sẽ làm tăng độ
tan, do các muối này có độ phân ly lớn hơn. Trong một số trường hợp cần làm giảm độ
hoà tan bằng cách chuyển dược chất sang dạng ether hoá, nhằm hạn chế sự phân huỷ
và vị đắng như cloramphenicol chuyển sang dạng cloramphencol palmitat…
* Ảnh hưởng của dạng thù hình và sự solvate hóa đến độ tan:
Một dược chất có thể kết tinh dưới nhiều dạng tinh thể khác nhau, tuỳ theo điều
kiện kết tinh. Các dạng kết tinh khác nhau, sẽ có cấu trúc tinh thể bền vững ở mức độ
khác nhau, từ đó có độ tan khác nhau. Ví dụ, ampicilin khan có độ tan lớn hơn
ampicilin trihydrat.
Dạng kết tinh có cấu trúc tinh thể bền vững nên thường khó tan hơn dạng vô
định hình. Novobiocin có dạng vô định hình dễ tan hơn dạng kết tinh 10 lần. Dạng
khan dễ tan hơn dạng ngậm nước.
* Ảnh hưởng của kích thước tiểu phân dược chất đến độ tan:
Độ tan của dược chất tăng lên khi kích thước tiểu phân giảm, do năng lượng tự
do trên bề mặt tiếp xúc tăng lên, biểu thị trong phương trình sau đây:
24