Page 25 - Bào chế
P. 25
Tính chất: chất lỏng trong, không màu hoặc vàng nhạt, không mùi, không vị. Độ
nhớt thấp hơn dầu. Trong ngành Dược, được sử dụng rộng rãi làm dung môi pha thuốc
tiêm, thuốc uống và thuốc dùng ngoài.
2.2.3.3. Benzyl benzoat:
Tính chất: lỏng, sánh như dầu, không màu, mùi thơm nhẹ. Benzyl benzoat được
dùng làm dung môi làm tăng độ tan của một số dược chất trong dầu và phối hợp làm
dung môi cho một vài loại thuốc tiêm bắp, với nồng độ khoảng 20 – 44,7%.
2.2.3.4. Dầu parafin:
Là một dung môi không phân cực, bễn vững về hóa học, có khả năng hòa tan các
chất không phân cực như tinh dầu, chất béo... Ứng dụng làm dung môi pha dung dịch
dầu (tuyệt đối không dùng cho thuốc tiêm), làm tá dược thuốc mỡ...
2.3. Các chất phụ
2.3.1. Các chất làm tăng độ tan (xem các biện pháp làm tăng độ tan):
Trong bào chế dung dịch thuốc có thể làm tăng độ tan của dược chất bằng cách:
- Sử dụng hỗn hợp dung môi để làm tăng độ tan.
- Tạo dẫn chất dễ tan nhưng không làm thay đổi tác dụng dược lý của dược chất
ban đầu.
- Dùng chất diện hoạt.
2.3.2. Các chất điều chỉnh pH:
Mục đích: làm tăng độ tan, giảm kích ứng, tăng độ ổn định và tăng tác dụng của
dược chất trong dung dịch.
Các chất điều chình pH: các acid, base hoặc các hệ đệm như hệ đệm acetic-
acetat, citric-citrat, phosphat...
2.3.3. Các chất làm ngọt:
Thường dùng các loại đường (glucosse, saccarose, sorbitol); đường hóa học như
saccarin, aspartam hoặc dùng các nguyên liệu thiên nhiên như cam thảo, cỏ ngọt...
2.3.4. Các chất sát khuẩn:
Mục đích: hạn chế tác hại của vi sinh vật đối với các dung dịch thuốc trong quá
trình pha chế, bảo quản và sử dụng.
Các chất sát khuẩn thường dùng: acid benzoic và muối natri, acid sorbic và
muối kali, các paraben (methyl và propyl paraben), clorocresol, các hợp chất amoni
bậc 4 (benzalkonium clorid, cetrimid), các hợp chất thủy ngân hữu cơ (thiomersal,
thủy ngân phenyl nitrat và acetat)...
2.3.5. Các chất chống oxy hóa:
Dược chất pha dung dịch thuốc dễ bị oxy hóa cần thêm vào trong công thức các
chất chống oxy hóa để ổn định dược chất.
Đối với dung dịch nước: có thể dùng các chất sinh SO2 ( natri sulfit, natri
bisulfit, natri metabisulfit, dithionit); các chất khử như acid ascorbic, rongalit...; các
chất khóa ion kim loại nặng như dinatri edetat, acid tartric, acid citric...
Đối với dung dịch dầu: dùng α- tocoferol (vitamin E), butyl hydroxytoluen
(BHT), butyl hydroxyanisol (BHA), hydroquinon, ascorbyl palmitat, dẫn chất của acid
gallic.
2.3.6. Các chất làm thơm:
22