Page 26 - Bào chế
P. 26
Trong thành phần của dung dịch thuốc cần thêm chất làm thơm để che dấu mùi
vị khó chịu của dược chất hoặc giúp bệnh nhân có cảm giác dễ chịu khi uống.
Thường sử dụng: tinh dầu (cam, chanh, anh đào, dâu tây, hồi...), vanilin, nước
thơm (hoa bưởi, hoa hồng, hoa nhài...).
2.3.7. Các chất màu:
Các chất màu có vai trò hấp dẫn người sử dụng.
Thường dùng erythrocin (đỏ), tartrazin, quinolein, vitamin B2 (vàng), brilliant
blue, indigotin (xanh)...
3. KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ DUNG DỊCH THUỐC
Quy trình điều chế dung dịch thuốc gồm các giai đoạn sau:
Hình 2.7. Sơ đồ các giai đoạn điều chế dung dịch thuốc
3.1. Chuẩn bị
3.1.1. Chuẩn bị cơ sở, dụng cụ, thiết bị
Phòng pha chế, bàn pha chế, dụng cụ dùng để pha chế phải được lau rửa, vệ sinh
sạch trước và sau khi pha chế.
3.1.2. Chuẩn bị nguyên, phụ liệu
Tất cả các nguyên, phụ liệu: dung môi, hóa chất, bao bì… trước khi đưa và sản
xuất phải được kiểm nghiệm và chỉ sử dụng khi đã có phiếu kiểm nghiệm đạt tiêu
chuẩn chất lượng đã công bố.
Bao bì dùng để đóng thuốc phải được làm sạch và làm khô bằng các phương
pháp thích hợp.
3.2. Cân, đong dược chất và dung môi
Cân, đong hóa chất và dung môi phải đảm bảo đúng khối lượng hay thể tích đã
ghi trong công thức. Để tránh nhầm lẫm, sai sót, khi cân, đong hóa chất và dung môi
cần có 2 người, một người cân và một người kiểm tra.
3.3. Hoà tan
3.3.1. Quá trình hoà tan
23