Page 24 - Bào chế
P. 24

* Alcol isopropylic: được dùng làm dung môi cho các thuốc dùng ngoài, pha
                  dung dịch bao màng, không dùng cho thuốc uống, thuốc tiêm.
                        * Alcol benzylic: có tác dụng giảm đau, sát khuẩn, thường dùng cho thuốc tiêm.

                  2.2.2.2. Glycerin
                            Là sản phẩm thu được khi xà phòng  hoá chất béo, glycerin là  một chất lỏng
                  không màu, sánh, vị ngọt nhẹ.
                           Glycerin  hoà  tan  với  ethanol  và  nước  với  bất  kỳ  tỷ  lệ  nào,  không  hoà  tan
                  cloroform, ether, dầu mỡ.
                           Glycerin dùng làm dung môi hòa tan đối với dược chất ít tan, háo ẩm.
                           Glycerin khan nước dễ hút ẩm và thường gây kích ứng da, niêm mạc. Vì vậy,
                  trong bào chế chỉ dùng glycerin dược dụng có tỷ trọng 1,225 – 1,235 chứa 3% nước,
                  không gây kích ứng da. Ở nồng độ 25%, glycerin có tác dụng sát khuẩn. Glycerin chủ
                  yếu được dùng trong các dạng thuốc dùng ngoài.
                  2.2.2.3. Propylen glycol:
                         Đặc tính tương tự glycerin, nhưng độ nhớt kém hơn, khả năng hòa tan tốt hơn
                  glycerin.
                         Propylen glycol được sử dụng rộng rãi làm dung môi làm tăng độ tan của các
                  dược chất ít tan trong nước để pha dung dịch thuốc uống, tiêm, dùng ngoài; cải thiện
                  tính thấm qua màng sinh học của dược chất nghèo tính thấm trong công thức thuốc
                  mỡ...
                  2.2.2.4. Polyethylen glycol (PEG):
                        Là dung môi được sử dụng để làm tăng độ tan của dược chất ít tan trong nước và
                  làm chất hóa dẻo trong thành phần tá dược bao màng mỏng.

                        PEG có thể bị phân hủy tạo ra formaldehyd trong quá trình tiệt khuẩn ở nhiệt độ
                  cao, làm tăng độc tính của chế phẩm.

                  2.2.2.5. 2-pyrolidon và N-methyl 2-pyrolidon:
                        Là dung môi có khả năng hòa tan rất tốt dược chất ít tan, làm tăng tính thấm qua
                  màng sinh học, có tác dụng sát khuẩn; thường dùng làm dung môi pha chế dung dịch
                  thuốc uống, tiêm.
                        Các dung môi thân nước thường dùng phối hợp với nhau tạo hỗn hợp dung môi
                  để pha chế nhiều dung dịch thuốc có dược chất ít tan và dễ bị thủy phân trong nước.
                  2.2.3. Các dung môi không phân cực thân dầu
                  2.2.3.1. Dầu thực vật

                           Là hỗn hợp các glycerid của các acid béo cao no và không no. Dầu thực vật điều
                  chế bằng phương pháp ép nguội quả hoặc vỏ quả, hạt của một số loài thực vật: lạc,
                  hướng dương, vừng, đậu tương, hạnh nhân, thầu dầu, dừa, bông, olive...

                         Các dầu thực vật không tan trong nước, ít hoà tan trong cồn, dễ hoà tan trong
                  cloroform, ether và ether dầu hoả. Dầu thực vật hoà tan được một số dược chất hữu cơ
                  như salol, long não, menthol, tinh dầu, các alcaloid base, các vitamin A,D,E, hormon...

                         Dầu  thực  vật  dễ  bị  ôi  khét  nên  cần  thêm  các  chất  chống  oxy  hóa  như  butyl
                  hydroxytoluen (BHT), butyl hydroxyanisol (BHA), α-tocoferol, ... để bảo quản dầu.

                  2.2.3.2. Triglycerid mạch trung bình (dầu dừa phân đoạn):



                                                                                                         21
   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29