Page 23 - Bào chế
P. 23

khử khoáng, đôi lúc thu được một cắn đen do nước đã hoà tan một phần rất nhỏ thành
                  phần của nhựa ionid, chứng tỏ ionid có thể thả tạp chất vào nước. Đây cũng là lý do
                  không dùng nước khử khoáng để pha chế thuốc tiêm.











                                       Hình 2.6. Nguyên lý điều chế nước khử khoáng
                  2.2.1.3. Nước thẩm thấu ngược:
                        Nước thẩm thấu ngược là nước tinh khiết được loại bỏ các tạp ion, tạp vật lý
                                                                                                      o
                  bằng cách sử dụng màng bán thấm có kích thước lỗ xốp rất nhỏ, khoảng vài A . Với
                  kích thước lỗ xốp rất nhỏ nên có thể loại được đến 99 % các ion có trong nước.
                            Nguyên tắc: màng bán thấm chỉ cho nước khuếch tán từ nơi có nồng độ chất tan
                  thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao hơn. Tuy nhiên để thu được nước thẩm thấu
                  ngược nước cần đi theo chiều ngược lại. Do vậy cần tác động áp suất lớn vào ngăn
                  chứa nước có nồng độ chất tan cao hơn đế nước đi qua màng bán thấm, thu được nước
                  thẩm thấu ngược.
                        Màng bán thấm là màng cellulose acetat hoặc các sợi nilon rỗng.
                        Nước thẩm thấu ngược được dùng để rửa ống tiêm, lọ dùng cho thuốc nhỏ mắt,
                  pha thuốc uống, thuốc dùng ngoài và dùng để điều chế nước cất.

                  2.2.2. Các dung môi phân cực thân nước
                          Vai trò dùng để hòa tan các chất ít tan trong nước, hạn chế sự thủy phân của các
                  dược chất dễ bị thủy  phân trong  môi trường nước, tăng độ ổn  định của dược chất,
                  ngoài ra với nồng độ nhất định các dung môi này còn có tác dụng sát khuẩn.

                  2.2.2.1. Alcol
                         Thường dùng ethanol, alcol isopropylic, alcol benzylic.
                           * Ethanol: được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành dược. Nó có thể hoà tan các
                  acid, kiềm hữu cơ, các alcaloid và muối của chúng, một số glycosid, nhựa, tinh dầu,
                  một số lipid máu,…ethanol không hoà tan pectin, gôm, protid, enzym…
                           Ethanol tạo hoà tan bất cứ tỷ lệ nào với nước và glycerin.
                           Khi trộn lẫn ethanol với nước, sẽ có hiện tượng toả nhiệt và thể tích dung dịch
                  thu được nhỏ hơn tổng thể tích của ethanol và nước tham gia tạo dung dịch. Những
                  biến đổi này là do hiện tượng hydrat hoá các phân tử ethanol, để tạo thành phức hợp
                  phân tử.
                          Ethanol có ưu điểm là có tác dụng sát khuẩn. Một số dược chất vững bền trong
                  ethanol hơn nước. Ethanol là dung môi có khả năng làm tăng độ ổn định và sinh khả
                  dụng của thuốc uống. Tuy nhiên, ethanol cũng có nhược điểm là không hoàn toàn trơ
                  về mặt dược lý, dễ bay hơi, dễ cháy, làm đông vón albumin, các enzym và dễ bị oxy
                  hoá.
                        Ethanol thường phối hợp với nước và các dung môi phân cực tan trong nước
                  khác để làm dung môi cho các dạng thuốc uống, thuốc tiêm và thuốc dùng ngoài, làm
                  dùng môi chiết xuất dược liệu để điều chế cồn thuốc, cao thuốc.

                                                                                                         20
   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28