Page 16 - Bào chế
P. 16
- Dung dịch thuốc là dạng thuốc thích hợp với trẻ em và người cao tuổi do khi
uống dễ nuốt hơn khi uống viên nén hay viên nang cứng.
- Dung dịch thuốc hấp thu nhanh hơn so với các dạng thuốc rắn do dược chất
trong dung dịch đã hòa tan trong dung môi.
- Một số dược chất (aspirin, kali clorid…) khi uống ở dạng dung dịch ít kích ừng
niêm mạc hơn khi dùng dưới dạng thuốc rắn do dược chất được pha loãng ngay vào
dịch tiêu hóa nên không tập trung ở một vùng hẹp mà khuếch tán trên diện rộng bề mặt
niêm mạc.
- Dung dịch thuốc là một hệ đồng nhất nên việc chia liều chính xác hơn dạng
hỗn dịch.
Nhược điểm:
- Dược chất pha thành dung dịch thuốc thường kém ổn định hơn (dễ bị thủy
phân, oxy hóa, racemic hóa, tạo phức) khi bào chế ở dạng rắn.
- Dung dịch thuốc dễ bị nhiễm khuẩn, gây hỏng thuốc và không đảm bảo an toàn
khi sử dụng.
- Dược chất có vị khó chịu khi pha thành dung dịch thuốc, vị thường khó chịu
hơn so với dạng rắn, khó uống.
- Khi sử dụng cần phải có thêm dụng cụ để chia liều (thìa cafe, cốc đong…) và
người bệnh tự chia liều theo hướng dẫn nên việc chia liều kém chính xác hơn các dạng
thuốc đã phân liều.
- Thể tích cồng kềnh, nên bảo quản và vận chuyển khó khăn hơn so với các dạng
thuốc rắn.
1.3. Phân loại dung dịch thuốc
1.3.1. Theo đường dùng:
- Dung dịch dùng trong: dung dịch thuốc uống, dung dịch thuốc tiêm, dung dịch
hít.
- Dung dịch dùng ngoài: dung dịch bôi, xoa, đắp lên da hay niêm mạc, dung dịch
súc miệng, dung dịch nhỏ mắt, dung dịch nhỏ mũi, dung dịch nhỏ tai, dung dịch thụt,
dung dịch rửa…
1.3.2. Theo bản chất dung môi:
- Dung dịch nước.
- Dung dịch dầu.
- Dung dịch cồn.
- Dung dịch glycerin.
1.3.3. Theo cấu trúc hoá lý:
Dung dịch thuốc bao gồm dung dịch thật, dung dịch keo và dung dịch cao phân
tử.
1.3.4. Theo trạng thái tập hợp:
Dung dịch chất rắn trong chất lỏng, dung dịch chất lỏng trong chất lỏng, dung
dịch chất khí trong chất lỏng. Cần lưu ý khái niệm dung dịch trong hệ phân tán có thể
là mềm và rắn, là khái niệm mở rộng ngoài phạm vi các dạng thuốc lỏng. Ví dụ, thuốc
mỡ có cấu trúc dung dịch. Trong ngành dược, gần đây áp dụng các phương pháp tạo ra
13