Page 15 - Bào chế
P. 15
CHƯƠNG 2. DUNG DỊCH THUỐC
MỤC TIÊU HỌC TẬP:
1. Trình bày được định nghĩa, ưu-nhược điểm, phân loại, thành phần của dung dịch
thuốc.
2. Trình bày được kỹ thuật điều chế và các yêu cầu chất lượng của dung dịch thuốc.
3. Phân tích được một số công thức dung dịch thuốc.
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG VỀ DUNG DỊCH THUỐC
1.1. Định nghĩa và đặc điểm
Dung dịch thuốc là những chế phẩm lỏng trong suốt chứa một hoặc nhiều dược
chất hoà tan, tức phân tán dưới dạng phân tử, trong một dung môi thích hợp (nước,
ethanol, glycerin, dầu…) hay hỗn hợp nhiều dung môi trộn lẫn với nhau. Do các phân
tử trong dung dịch phân tán đồng nhất, nên các dung dịch thuốc đảm bảo sự phân liều
đồng nhất khi sử dụng và độ chính xác cao khi pha loãng hoặc khi trộn các dung dịch
với nhau.
Các dạng bào chế, xét về mặt cấu trúc hoá lý, được coi là hệ phân tán. Một hệ
phân tán bao gồm chất phân tán và môi trường phân tán, khác với pha phân tán bị phân
chia gián đoạn, môi trường phân tán mang tính chất liên tục. Hệ phân tán được chia
làm 3 loại theo kích thước của các tiểu phân như: hệ đồng thể, hệ dị thể, hệ siêu dị thể.
Đồ thị minh hoạ cách phân loại trên.
Thực ra, dung dịch thuốc nói chung bao gồm 3 loại theo đặc tính lý hoá, đó là
dung dịch thật, dung dịch keo và dung dịch cao phân tử. Trong đó dung dịch thật và
dung dịch keo có đặc điểm trong suốt, đồng nhất nhưng khác biệt là dung dịch keo, có
sự tán xạ ánh sáng của tiểu phân phân tán. Dung dịch cao phân tử là trường hợp đặc
biệt nằm ngoài cách phân loại trên, có đặc tính chuyển thể sol và thể gel một cách
thuận nghịch. Các tiểu phân có kích thước lớn hơn 10 lần tiểu phân keo nhưng không
phải là hệ dị thể mà là hệ phân tán đồng thể (tiểu phân phân tán là phân tử).
1.2. Ưu, nhược điểm của dung dịch thuốc
Ưu điểm:
12