Page 19 - Bào chế
P. 19

CaCl2 + NaCO3 → CaCO3↓ + 2NaCl
                          Sau khi thêm các hoá chất và khuấy, phải để yên nước trong một thời gian để
                  lắng đọng tủa, gạn hoặc lọc lấy phần nước trong đem cất.

                        Cũng  có  thể  dùng  nhựa  trao  đổi  ion  để  làm  mềm  nước  (xem  phần  nước  khử
                  khoáng).

                  * Thiết bị điều chế nước cất và kỹ thuật vận hành
                          Nồi nước cất gồm có 3 bộ phận:
                       -   Nồi bốc hơi (nồi đun), trong đó nước được đun sôi và hoá hơi. Bộ phận này
                  thường làm bằng đồng tráng thiếc, thép không gỉ…thường có hình trụ.
                       -   Bộ phận ngưng tụ có ống sinh hàn, làm theo nhiều kiểu khác nhau: ống xoắn
                  ruột gà, ống dài hoặc hình đĩa. Có khi người ta phối hợp các kiểu trên để tăng diện tích
                  làm lạnh.
                       -   Bình hứng nước cất bằng thuỷ tinh hoặc thép không gỉ.
                       -   Nồi cất nước được chế tạo theo nhiều kiểu khác nhau, có thể là những nồi cất
                  nước hoạt động liên tục hoặc không liên tục.

                       • Nồi cất nước thông thường:
                         Tuỳ theo vị trí của bộ phận ngưng tụ đối với vị trí của bộ phận bốc hơi, người
                       ta chia ra 3 loại nồi cất nước.
                       -  Kiểu nồi có bộ phận ngưng tụ ở cạnh bộ phận bốc hơi (hình 2.2)
                       -  Kiểu nồi có bộ phận ngưng tụ  ở phía trên phận bốc hơi (hình 2.3)

                       -  Kiểu nồi có bộ phận ngưng tụ ở phía dưới bộ phận bốc hơi (hình 2.4)
                          Với loại nồi cất hoạt động không liên tục, thường thu được nước cất từ những
                  phần nước  riêng biệt. Muốn đổ nước vào bộ phận bốc hơi phải tạm ngừng quá trình
                  cất. Thường chỉ được đổ nước đến 2/3 dung tích nồi, để khi sôi nước không bắn sang
                  bộ phận ngưng tụ. Để làm sạch ống dẫn hơi nước và ống sinh hàn trước khi hứng nước
                  cất, phải cho hơi nước nóng đi qua trong 5 – 10 phút không làm lạnh. Sau đó cho nước
                  lạnh vào bộ phận ngưng tụ và hứng nước cất. Phần nước cất đầu thường chứa những
                  tạp chất bay hơi nên bỏ đi vài lít. Khi quá trình cất kết thúc, nước còn lại trong nồi
                  không được ít hơn 1/4  so với lượng nước ban đầu.



















                  Hình 2.2. Sơ đồ kiểu nồi cất có bộ phận  Hình 2.3. Sơ đồ kiểu nồi cất có bộ phận
                  ngưng tụ trên bộ phận bốc hơi                 ngưng tụ dưới bộ phận bốc hơi
                         1.  Bộ phận đốt nóng                           1.  Bộ phận đốt nóng

                         2.  Ống dẫn hơi nước                           2.  Bộ phận làm lạnh


                                                                                                         16
   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24