Page 20 - Bào chế
P. 20
3. Bộ phận ngưng tụ 3. Ống dẫn nước cất
Ở các nồi cất liên tục, nước làm lạnh ở bộ phận ngưng tụ, sau khi nóng lên do tiếp xúc
với hơi nước nóng trong ống sinh hàn, được tự động tiếp sang bộ phận bốc hơi.
Phương pháp cất liên tục có hiệu suất cao hơn và tốn ít nhiên liệu hơn. Cần chú ý nước
ở bộ phận ngưng tụ (nước làm lạnh) được tự động tiếp thẳng vào bộ phận bốc hơi nên
nước làm lạnh cũng cần phải được xử lý trước.
• Nồi cất nước kép:
Hình 2.4. Sơ đồ cấu tạo nồi cất nước kép
Nồi cất nước kép là thiết bị phức tạp hơn nồi cất thường. Thiết bị gồm 2 nồi hơi
bằng thép không gỉ. Nước khử khoáng được đi qua bình ngưng tụ đến 2 nồi hơi có
mực nước cố định. Nồi số 1được đun nóng bằng một ống xoắn, dẫn hơi nước nóng với
áp suất cao (khoảng 2,5 atm). Nồi này được giữ ở áp suất khoảng 1,5 atm, do đó nước
sẽ sôi ở 110 C. Hơi nước do nồi 2 cung cấp sẽ ngưng tụ trong ống xoắn của bình
0
ngưng tụ 3 và truyền nhiệt cho nước dùng để cất. Nước ngưng tụ ở đây tiếp tục nguội
trong bình làm lạnh 4 và hợp với hơi nước của nồi 1 ngưng tụ trong ống xoắn của nồi
2.
Máy này có thể dùng để điều chế nước cất 2 lần. Muốn vậy chỉ cần cung cấp
nước cất lần 1 cho nồi số 2 nhờ hệ thống vòi 3 chạc, đặt sau nồi hơi này. Máy cất kép
có hiệu suất nhiệt cao hơn nồi cất thông thường (1,5 - 1,7 lần).
• Mấy cất nước nhiệt nén:
Máy cất nước nhiệt nén vận hành theo nguyên tắc khác với các máy cất thông
thường. Đặc điểm chính của máy:
- Cất ở áp suất hơi thấp hơn áp suất thường.
- Sau khi bị nén, sự ngưng tụ của hơi nước xảy ra ở cùng nhiệt độ của nước hoá
hơi, nhưng ở áp suất hơi cao hơn áp suất bình thường, không cần nước để làm lạnh (do
truyền nhiệt cho nguồn nước cần húa hơi ở nồi 1).
- Máy được đun nóng bằng điện và được cách nhiệt hoàn toàn để tránh hao hụt
nhiệt lượng. Hiệu suất nhiệt của máy này rất cao (khoảng 30W cho 1 lít nước cất đối
với máy công suất 150 lít/giờ).
17