Page 17 - Bào chế
P. 17

dung dịch dược chất rắn ít tan trong các chất rắn thân nước, làm tăng độ tan của dược
                  chất, từ đó tăng sinh khả dụng của các dạng thuốc rắn.
                  1.3.5. Theo tên gọi quy ước:

                        - Potio
                        - Elixir
                        - Siro thuốc
                  1.4. Độ tan của chất tan và nồng độ dung dịch
                          Độ tan của một chất trong một dung môi, ở điều kiện nhiệt độ, áp suất xác định,
                  là tỷ số giữa lượng chất tan và lượng dung môi của dung dịch bão hoà chất tan  đó
                  trong dung môi đã cho, khi quá trình hoà tan đã đạt đến trạng thái cân bằng (số phân tử
                  hoà tan vào dung dịch bằng số phân tử được kết tinh lại từ dung dịch).
                         Độ tan của một dược chất, được qui định theo lượng tối thiểu số mililit dung môi
                  cần thiết để hòa tan một gam dược chất. Theo DĐVN IV, dùng cách gọi quy ước sau
                  đây về độ tan (bảng 2.1).
                                    Bảng 2.1: Cách gọi quy ước về độ tan của dược chất

                                                                  Lượng dung môi cần thiết (ml) để hoà
                                    Cách gọi
                                                                              tan 1g dược chất
                   Rất dễ tan                                    Không quá 1ml
                   Dễ tan                                        Từ 1 đến 10ml
                   Tan được                                      Từ 10ml đến 30ml

                   Ít tan                                        Từ 30ml đến 100ml
                   Khó tan                                       Từ 100ml đến 1000ml
                   Rất khó tan (gần như không tan)               Từ 1000ml đến 10000ml

                   Thực tế không tan                             Quá 10000
                   Chậm tan                                      Đòi hỏi một thời gian mới tan
                        Độ tan của một chất  tan trong các dung môi khác nhau rất khác nhau, phụ thuộc
                  vào bản chất của chất tan và dung môi.
                        Nồng độ của dung dịch là tỷ số giữa lượng chất tan và lượng dung môi của chính
                  dung dịch đó.

                          Trong kỹ thuật bào chế thường dùng loại nồng độ phần trăm khối lượng trên thể
                  tích (viết tắt % kl/tt).

                         Nồng độ phần trăm khối lượng trên khối lượng (kl/kl), có sự khác biệt so với
                  nồng độ % kl/tt, do tỉ trọng của dung môi khác 1. Nồng độ % kl/tt thuận lợi cho pha
                  chế và tính toán liều lượng khi sử dụng, bằng cách đong đo thể tích.

                  2. THÀNH PHẦN
                  2.1. Dược chất
                        Dược chất pha dung dịch thuốc rất phong phú và đa dạng có thể có một hay
                  nhiều dược chất. Các chất này phải tan hòa toàn trong dung môi pha chế, vì vậy phải
                  biết được độ tan của dược chất. Nếu dược chất ít tan trong dung môi thì phải áp dụng
                  các phương pháp hòa tan thích hợp để pha dung dịch.
                  2.2. Dung môi
                  2.2.1. Nước tinh khiết (Purified water)

                                                                                                         14
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22