Page 18 - Bào chế
P. 18

Theo DĐVN IV, nước tinh khiết (purified water) là nước được làm tinh khiết từ
                  nước uống được bằng phương pháp cất, trao đổi ion hoặc bằng các phương pháp thích
                  hợp khác (thẩm thấu ngược hay siêu lọc). Nếu không có qui định gì khác, nước tinh
                  khiết được dùng để pha chế các chế phẩm không yêu cầu vô khuẩn và không có chất
                  gây sốt.
                  2.2.1.1. Nước cất:
                        Là nước tinh khiết được điều chế bằng phương pháp cất.
                  * Kỹ thuật điều chế nước cất:

                         - Xử lý nguồn nước trước khi cất nước

                        + Loại bỏ tạp chất cơ học bằng cách để lắng, gạn hoặc lọc.

                          +  Các  tạp  chất  hữu  cơ  được  phá  huỷ  bằng  kali  permanganat.  Lượng  kali
                  permanganat dùng phụ thuộc vào hàm lượng các chất hữu cơ trong nước.
                                          2KMnO4 + H2O → 2KOH + 2MnO2 + 3O
                          Oxy mới sinh ra sẽ phá huỷ các tạp chất hữu cơ.
                          Thường người ta thêm kali permanganat vào nước cho đến khi có màu hồng bền
                  vững. khuấy đều, để yên nước trong 6 – 12h. Sau đó lọc và đem cất.
                          + Loại các tạp chất bay hơi (amoniac) bằng cách đun sôi nước trong những dụng
                  cụ  không  nắp  hoặc  cho  nước  tác  dụng  với  những  hoá  chất  có  khả  năng  cố  định
                  amoniac. Một trong những hoá chất thường dùng để cố định amoniac là phèn chua. Do
                  tác dụng của acid sulfuric (tạo thành khi phèn chua bị thuỷ phân) với amoniac, sẽ thu
                  được amoni sulfat không bay hơi.

                                     2KAl(SO4)2 + 6NH4OH → K2SO4 + 2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4
                          Lượng phèn chua phụ thuộc vào lượng amoniac và thường dùng là 0,5%.
                           + Ngoài các tạp chất cơ học và các tạp chất bay hơi, nước còn chứa các tạp chất
                  vô cơ. Thường hay gặp nhất là calci hydrocarbonat và magnesi hydrocarbonat. Nước
                  chứa một lượng lớn muối calci và magnesi gọi là nước cứng. Độ cứng của nước phụ
                  thuộc vào số mg đương lượng của các ion calci và magnesi có trong một lít nước.
                        Nếu điều chế nước cất từ nước cứng, trong quá trình đun nóng, dưới tác dụng
                  của nhiệt, CaCO3 và MgCO3 sẽ cho muối carbonat tương ứng.
                                        Ca(HCO3)2 → CO2 + H2O + CaCO3↓

                                        Mg(HCO3) → CO2 + H2O + MgCO3↓
                          Các muối carbonat này đóng thành cắn ở đáy nồi đun làm cho nước lâu sôi vì
                  các lớp cắn này có độ dẫn nhiệt kém (độ dẫn nhiệt của các lớp cắn carbonat chỉ là 2
                  trong khi độ dẫn nhiệt của sắt là 60, của đồng là 100). Khi có một lớp cắn dày 1mm thì
                  nhiên liệu phải dùng tăng lên từ 15 - 40%.
                          Trước khi cho nước vào nồi đun, phải sơ bộ làm mềm nước nếu nước có độ cứng
                  cao. Để làm mềm nước, người ta thêm vào nước một lượng Ca(OH)2 và Na2(CO3) đã
                  được tính sẵn, tuỳ theo độ cứng  của nước.
                                          Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2H2O + 2CaCO3↓
                                          Mg((HCO3) + Ca(OH)2 → 2H2O + CaCO3↓ + MgCO3↓
                          Natri  carbonat  loại  độ  cứng  vĩnh  cửu  của  nước,  bằng  cách  chuyển  các  muối
                  magnesi và calci tan trong nước thành carbonat không tan.


                                                                                                         15
   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23