Page 21 - Bào chế
P. 21
Hình 2.5. Sơ đồ máy cất nước nhiệt nén
1. Nồi hơi 5 và 6. Điện trở
2. Máy nén 7. Bộ phận cấp nước có mực ổn định
3. Bình ngưng tụ 8. Van điều chỉnh
4. Bình trao đổi ion
Cần tiến hành cất nước trong điều kiện vệ sinh sạch sẽ. Bình chứa nước rất cần
đậy kín, để tránh hiện tượng hoà tan khí carbonic trong không khí vào nước, ảnh
hưởng đến độ tan của một số dược chất.
Cần kiểm tra định kỳ độ tinh khiết của nước cất theo qui định của Dược điển. Để
đảm bảo vô khuẩn nước cất cần được dùng ngay sau khi cất hoặc luôn được bảo quản
ở 80 C.
0
2.2.1.2. Nước khử khoáng:
Nước khử khoáng là nước tinh khiết, được loại sạch các tạp chất ion trong nước,
bằng phương pháp dùng các chất hấp phụ trao đổi ion.
Đặc điểm của nước khử khoáng, khác với nước cất là có độ tinh khiết hoá học
cao, hàm lượng các tạp chất ion thấp (nhất là các ion kim loại) nhưng không vô khuẩn.
Hiện nay, nước khử khoáng được dùng phổ biến, thay nước cất để điều chế 1 số dạng
thuốc trong kỹ thuật bào chế như các thuốc nước dùng ngoài, thuốc uống.
Các chất hấp phụ trao đổi ion gọi là các ionid. Ionid vô cơ ít được sử dụng vì
dung lượng trao đổi ion thấp. Các ionit hữu cơ thường được sử dụng rộng rãi vì có
dung lượng trao đổi ion lớn, được tổng hợp bằng các phương pháp ngưng tụ, trùng
hợp.
Cấu tạo của các ionid
Bao gồm 2 phần: Khung không tan trong nước và các nhóm hoạt động. Phần
khung không tan có đặc tính trương nở trong nước, tạo độ xốp, tăng bề mặt tiếp xúc
của các hạt nhựa ionit với nước, các nhóm hoạt động được gắn trên bề mặt của khung
có khả năng trao đổi các ion.
Dung lượng trao đổi ion phụ thuộc vào số nhóm hoạt động và độ xốp trương nở
của các ionit.
Các ionid có khả năng hấp phụ, trao đổi các cation trong nước gọi là cationid,
hấp phụ trao đổi các anion gọi là anionid.
18