Page 86 - Hóa dược
P. 86
++
- Tác dụng chẹn kênh Ca làm giảm sức co bóp của cơ tim, làm chậm nhịp tim, ít
ảnh hưởng đến thần kinh thực vật.
- Dùng phòng và điều trị các trường hợp loạn nhịp tim.
Cách dùng - Liều lượng: người lớn uống 80 mg/lần x 3-4 lần/24 giờ
Chú ý: khi sử dụng có thể gặp hiện tượng hạ huyết áp, mệt mỏi, suy nhược thần
kinh, táo bón.
Dạng bào chế:
Viên bao 40 mg, 80 mg, 120 mg; viên nén giải phóng kéo dài: 120 mg, 180 mg,
240 mg.
Thuốc tiêm: Ống 5 mg/2 ml; 10 mg/4 ml và lọ 5 mg/2 ml; 20 mg/4 ml.
4. THUỐC TRỢ TIM
Thuốc trợ tim là các thuốc dùng nhằm cải thiện tình trạng suy tim, các trường hợp
cơ tim co bóp yếu không đưa hết máu từ tim đến các cơ quan trong cơ thể.
Theo nguồn gốc các thuốc trợ tim được chia thành 2 loại: Các glycosid trợ tim và
thuốc có nguồn gốc tổng hợp hóa học.
4.1. Glycosid trợ tim
Nguồn gốc:
Tất cả các glycosid trợ tim đều có nguồn gốc từ thực vật (ví dụ: Digitalin trong
Dương địa hoàng Digitalis purpurea hoặc D. lanata,…)
Cấu trúc hóa học chung:
Các Glycosid trợ tim đều có cấu trúc “Genin-O-Ose”. Các Glycosid trợ tim có thể
bị thủy phân để tạo thành 2 phần là phần Genin và phần Ose.
Trong đó:
- Phần Genin (hay còn gọi là aglycon) có cấu trúc steroid liên kết với R1 là vòng
lacton 5 hoặc 6 cạnh ở vị trí C17.
- Phần Ose là các đường hiếm như: digitoxose, rhamnose,… Phần Ose liên kết với
phần genin (liên kết với oxy) ở vị trị C3. Trong công thức của glycosid trợ tim có thể có 1
hoặc nhiều phân tử đường.
R 1
17
3
R O
3
78