Page 82 - Hóa dược
P. 82
NATRI NITROPRUSIAT
Tên khác: Natri nitroferricyanid
Công thức: Na2Fe(CN)5NO . 2H2O
Điều chế:
Hoà tan kali ferocyanid vào dung dịch HNO3 50%; đun sôi trong 1 giờ. Sau khi
làm nguội, lọc để loại KNO3; trung hoà dịch lọc bằng Na2CO3; làm bay hơi nước để kết
tinh.
Tính chất:
Tinh thể màu nâu-đỏ nhạt; rất tan trong nước; tan nhẹ trong ethanol; bị phân huỷ
chậm trong dung dịch.
Dung dịch nước, thêm thuốc thử natri sulfit: xuất hiện màu tím đỏ.
Công dụng:
Vào cơ thể giải phóng NO gây giãn mạch ngoại vi, giảm sức cản mạch làm hạ
huyết áp. Thời hạn tác dụng rất ngắn; khoảng an toàn hẹp.
Cách dùng – Liều dùng:
Chỉ dùng truyền tĩnh mạch chậm, liên tục cấp cứu trong trường hợp nhồi máu cơ
tim cấp và suy tim.
Truyền 50 mg, pha trong 500-1000 ml dung dịch glucos 5%.
Dạng bào chế: Lọ bột pha tiêm 50 mg; chỉ pha khi dùng.
Tác dụng không mong muốn:
Tăng nhịp tim, buồn nôn, rung cơ; hạ huyết áp.
Bảo quản: Tránh ánh sáng.
3. THUỐC CHỐNG LOẠN NHỊP TIM
3.1. Phân loại
Các thuốc thuộc nhóm này có tác dụng điều hòa nhịp tim khi nhịp tim bị rối loạn
(chệch khỏi nhịp tim bình thường). Dựa vào cơ chế tác dụng chia thành 4 nhóm:
+
- Nhóm I: Thuốc ức chế kênh Na hay còn gọi là các thuốc ổn định màng:
Quinidin, Procainamid,…
- Nhóm II: Thuốc chẹn β-adrenergic (thuốc hủy giao cảm): Propanolol, atenolol,…
(xem chương 4).
+
- Nhóm III: Thuốc làm giảm lưu thông K , giảm dẫn truyền điện tim: Amiodaron,
bretylum,…
- Nhóm IV: Thuốc phong bế kênh calci: Verapamil,…
3.2. Một số thuốc cụ thể
QUINIDIN SULFAT
Nguồn gốc:
Quinidin là alcaloid chính của cây canh ki na. Quinidin là đồng phân đối quang
của quinin (thuốc điều trị sốt rét).
Công thức:
74