Page 72 - Hóa dược
P. 72
- Tác dụng giãn mạch vành, giảm kết tập tiểu cầu.
- Điều trị đau thắt ngực, phòng nhồi máu cơ tim.
Cách dùng - Liều lượng: người lớn uống 50 mg/lần x 3 lần/ngày
Dạng bào chế:
Viên nén uống 25 mg, 50 mg và 75 mg; viên nang giải phóng chậm 200 mg.
Thuốc tiêm tĩnh mạch: 10 mg/2 ml (chỉ dùng trong chẩn đoán).
2. THUỐC CHỐNG TĂNG HUYẾT ÁP
Hiện nay có nhiều nhóm thuốc dùng điều trị tăng huyết áp. Dựa vào cơ chế tác
dụng chia thành 6 nhóm sau:
- Nhóm I: Các thuốc hủy giao cảm: Propanolol, atenolol, (xem chương 3).
- Nhóm II: Các thuốc phong bế kênh calci làm hạ huyết áp: Nifedipin,
amlodipin,…
- Nhóm III: các thuốc tác động lên hệ thống Renin-Angiotensin: Enalapril,
perindopril,…
- Nhóm IV: các thuốc giãn mạch: Hydralazin,…
- Nhóm V: các thuốc chống tăng huyết áp tác động trung ương: Methyldopa,…
- Nhóm VI: các thuốc lợi tiểu: Furosemid, hypothiazid,…
2.1. Thuốc phong bế kênh calci làm hạ huyết áp
2.1.1. Đại cương chung
Cấu trúc hóa học chung:
Đều là dẫn chất của 1,4-dihydropyridin.
3'
R Ghi chú: R2’.3’ là gốc thế R gắn vào vị trí 2’ hoặc 3’ của
1' 2' 2',3'
nhân phenyl
R R
5 5 4 3 3
R 6 6 N 2 R 2
1
H
Phân loại:
Dựa vào cấu trúc hóa học chia thành 2 phân nhóm:
- Phân nhóm I: Dẫn chất nitro: trong cấu trúc hóa học có chứa nhóm - NO2.
Bảng 4.1. Các thuốc phong bế kênh calci là dẫn chất nitro
Tên chất R2 R3 R5 R6 R2’ R3’
Nifedipin -CH3 -COOC2H5 -COOC2H5 -CH3 -NO2 -H
Nicardipin -CH3 -COOCH3 COOCH2CH2N(CH3)CH2Ph -CH3 -H -NO2
Nimodipin -CH3 COOCH2CH(CH3)2 -COO-CH2CH2OCH3 -CH3 -H -NO2
Nivadipin -CH3 -COOCH3 -COO-CH(CH3)2 -CN -H -NO2
Nitrendipin -CH3 -COOC2H5 -COOCH3 -CH3 -H -NO2
Nisoldipin -CH3 -COOCH3 -COOCH2CH(CH3)2 -CH3 -NO2 -H
64