Page 266 - Hóa dược
P. 266
Cu/ 2
S
CH COHN SO NH 2 H NO S S N C CH
3
2
CuSO 4 2 2 3
N N O
N N
+ Acetazolamid tạo tủa với 1 số thuốc thử chung của alcaloid.
+ Tác dụng với ethanol có acid sulfuric đặc xúc tác tạo acetat ethyl có mùi thơm:
H SO 4
2
Acetazolamid + C H OH o CH COOC H
2 5
3
2 5
t
+ Thuỷ phân chế phẩm bằng cách đun nóng với acid hydrocloric, để nguội; thêm
natri nitrit và dung dịch - naphtol trong kiềm tạo tủa đỏ.
H NO S S NHCOCH 3 H NO S S NH H NO S S +
2
2
2
2
HCl 2 2 2 N N
t o NaNO 2 Cl
N N N N N N
NaO
ONa H NO S S N N
+ 2 2
N N
Định lượng:
+ Định lượng acetazolamid bằng phương pháp đo kiềm trong môi trường khan
(dung môi: dimethylformamid; dung dịch chuẩn: natri methoxyd; chỉ thị: tím azo). Trong
cách tiến hành này, cả 2 chức acid đều tham gia phản ứng. Nếu dùng dung môi là ethanol,
chất chuẩn là natri hydroxyd, chỉ thị đo thế thì chỉ 1 chức acid tham gia phản ứng (chức
acetamid).
+ Phương pháp đo quang: đo độ hấp thụ ở 292 nm.
Công dụng:
Do không có tác dụng lợi tiểu khi điều trị lâu dài; lại có tác dụng phụ/ có hại nên
ngày nay, acetazolamid không dùng làm thuốc lợi tiểu mà chỉ dùng để điều trị bệnh
glaucom và điều trị bệnh động kinh. Ngoài ra, acetazolamid còn được dùng để đề phòng
và điều trị chứng say khi leo núi và làm kiềm hoá nước tiểu giúp cho việc đào thải 1 số
thuốc có tính acid yếu ra khỏi cơ thể và chống tạo sỏi thận (sỏi acid, sỏi cystin).
Dạng bào chế:
Thuốc tiêm 500 mg/5 ml; Viên nén 125 mg, 250 mg.
258