Page 262 - Hóa dược
P. 262
+ Hoà tan được hydroxyd đồng (II) hoặc hydroxyd sắt (III): Cho 0,5 ml dung dịch
sắt (III) clorid vào 1 ml dung dịch bão hoà mannitol trong nước, thêm 0,2 ml dung dịch
natri hydroxyd 5M, lắc. Dung dịch vẫn trong.
+ Dễ tham gia phản ứng ether hoá hoặc ester hoá: Tác dụng với anhydrid acetic có
o
pyridin xúc tác tạo kết tủa hexaacetyl mannitol; tủa nóng chảy ở 123 C.
Dựa vào phản ứng này để định tính và định lượng mannitol bằng cách xác định chỉ
số ester hoá.
Công dụng:
Do có tác dụng làm tăng thể tích dịch lỏng ngoài tế bào, mặt khác, hiện nay có
nhiều thuốc tác dụng lợi tiểu mạnh hơn nên mannitol chỉ được dùng đề phòng và điều trị
suy thận cấp trước khi suy thận trở nên không hồi phục (khi mới bị giảm niệu); điều trị
phù não hoặc tăng áp lực nội sọ; điều trị bệnh tăng nhãn áp khi các phương pháp khác
không đạt hiệu quả hoặc chuẩn bị phẫu thuật trong mắt và dùng để loại chất độc ra khỏi
cơ thể để tránh tổn thương thận như các salicylat, barbiturat, bromid, lithi...
Cách dùng – Liều dùng:
Do không tan trong dầu nên mannitol không khuếch tán qua ruột vào máu; phải
dùng đường tiêm tĩnh mạch. Liều cho người lớn từ 50-200 g/24 giờ.
Dạng bào chế:
Dung dịch từ 5%; 20%; 25% tiêm truyền tĩnh mạch.
2. CÁC CHẤT ỨC CHẾ CARBONIC ANHYDRASE
2.1. Đại cương về carbonic anhydrase và chất ức chế carbonic anhydrase
2.1.1. Carbonic anhydrase
Carbonic anhydrase tồn tại ở rất nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau trong cơ thể như tế
bào ống thận, mắt, thần kinh trung ương, niêm mạc dạ dày và tụy. Đây là enzym xúc tác
cho phản ứng thuận nghịch giữa nước và CO2 tạo acid carbonic trong tế bào ống thận theo
phương trình phản ứng:
+
-
CO2 + H2O H2CO3 H + HCO3
+
Sau khi H được giải phóng sẽ bài xuất vào trong lòng ống thận theo cơ chế vận
chuyển tích cực và có sự trao đổi với Na+ được tái hấp thu. Khi carbonic anhydrase bị ức
+
+
chế thì lượng H được giải phóng trong tế bào ống thận giảm kéo theo lượng Na được tái
+
hấp thu cũng giảm. Nồng độ H trong lòng ống thận tăng kéo theo nước và kết quả là thể
+
tích nước tiểu tăng (lợi tiểu). Mặt khác, do sự tranh chấp bài xuất giữa H và K , khi thiếu
+
+
+
+
H thì K tăng thải trừ và hạn chế chuyển NH3 thành NH4 . Như vậy. Thuốc ức chế
-
+
+
carbonic anhydrase đồng thời cũng làm tăng thải trừ Na , K , HCO3 , kết quả là giảm K
+
huyết và gây nhiễm acid chuyển hóa, đặc biệt khi dùng thuốc kéo dài.
Ngoài ra, thuốc ức chế carbonic anhydrase cũng làm giảm sản xuất dịch não tủy và
giảm tiết thủy dịch.
2.1.2. Các chất ức chế carbonic anhydrase:
254