Page 248 - Hóa dược
P. 248
Người lớn: uống 25 mg/ tuần.
Trẻ em dưới 16 tuổi uống 12,5 mg/tuần
Dạng bào chế:
Viên nén Fansidar: 25 mg pyrimethamin và 500 mg sulfadoxin.
Viên nén Maloprim: 12,5 mg pyrimethamin và 100 mg dapson
Ống tiêm 2 ml gồm: sulfadoxyn 500 mg và pyrimethamin 20 mg.
Bảo quản: Tránh ẩm, tránh ánh sáng, theo dõi hạn dùng.
3. THUỐC ĐIỀU TRỊ GIUN SÁN
3.1. Bệnh giun sán
Giun sán ký sinh thuộc động vật đa bào. Giun và sán có thể ký sinh ở nhiều nơi
trong cơ thể (ruột, gan, phổi...), có nhiều loại giun sán ký sinh trong cơ thể người như:
giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc, sán lá, sán dây...
Bệnh giun sán ở người rất phổ biến trên thế giới. Trên 2 tỷ người là vật chủ cảu các
loại giun sán khác nhau và số lượng này ngày càng tăng do di dân, du lịch, tăng diện tích
đất canh tác, phát triển ốc sên dưới nước. Tỷ lệ người mắc bệnh giun sán tương đối cao,
nhất là ở trẻ em (có vùng chiếm tới 70-80% dân số nhiễm giun đũa).
Các thuốc điều trị giun sán thường có phổ tác dụng khác nhau. Vì vậy cần phải tiến
hành xét nghiệm để lựa chọn thuốc thích hợp cho từng loại bệnh
3.2. Thuốc điều trị giun sán
3.2.1. Phân loại thuốc trị giun sán:
Dựa vào hình thể ký sinh trùng người ta chia thuốc trị giun sán thành hai nhóm:
thuốc trị giun và thuốc trị sán
- Thuốc trị giun: có tác dụng với giun ký sinh trong ruột: Mebendazol,
albendazol..., có tác dụng với giun ký sinh ngoài ruột: Diethylcarbamazin, ivermectin
- Thuốc trị sán: có tác dụng với sán ở ruột: Niclosamid, quinacrin, có tác dụng với
sán ở ngoài ruột: Cloroquin, praziquantel
3.2.2. Một số thuốc cụ thể:
MEBENDAZOL
Công thức:
H
N
NH C O CH 3
O
O
C N
,
C 16 H 13 N 3 O 3 P.t.l.: 295 3
240