Page 241 - Hóa dược
P. 241
Từ gan, kí sinh trùng sốt rét vào máu, chúng xâm nhập vào hồng cầu để sinh sản
vô tính và phá vỡ hồng cầu. Khi tế bào hồng cầu bị vỡ sẽ giải phóng hàng loạt kí sinh
trùng cùng với độc tố của chúng tiết ra, đó là nguyên nhân gây ra cơn sốt.
Đây là thể vô tính, các kí sinh trùng lại tấn công các hồng cầu khác và lặp lại chu
kỳ. Với P. falciparum, P. vivax, P. ovale là 48 giờ( sốt cách nhật), P. malariae là 72 giờ
(gây sốt cách 2 ngày). Môt số kí sinh trùng không chui vào hồng cầu mà chuyển thành các
thể hữu tính là giao tử đực và giao tử cái. Đây là thể giao tử, những giao bào này nếu
muỗi Anopheles hút vào dạ dày của chúng thì ở muỗi cái, kí sinh trùng phát triển và sinh
sản hữu tính ở cơ thể muỗi tạo ra thoa trùng và tiếp tục chu kỳ.
Trong 4 loại ký sinh trùng gây sốt rét ở trên thì tỷ lệ bị sốt rét do loài P. falciparum
là cao nhất (80%) va gây ra cơn sốt rét ác tính. Do đó cần phải được điều trị sớm để tránh
biến chứng không hồi phục hoặc tử vong.
2.2. Thuốc điều trị sốt rét
2.2.1. Phân loại thuốc sốt rét
Dựa vào vị trí tác dụng của thuốc trên quá trình phát triển vô tính của Plasmodium
trong cơ thể người, có thể chia thuốc điều trị sốt rét thành các loại sau:
2.2.1.1. Thuốc cắt cơn sốt rét
Các thuốc này diệt thể vô tính của KST sốt rét trong hồng cầu, do đó ngăn chặn
được các cơn sốt rét, không có tác dụng với sốt rét ở các thời kì khác. Thuốc điển hình:
Quinin, cloroquin, artemisinin.
2.2.1.2. Thuốc chống tái phát
Các thuốc này diệt KST sốt rét ở thời kỳ ngoại hồng cầu và tiêu diệt các giao tử
còn lại nên còn gọi là thuốc điều trị tiệt căn. Thuốc điển hình: primaqiun, plasmoquin.
2.2.1.3. Thuốc phòng sốt rét
Các thuốc này ngăn cản và tiêu diệt KST sốt rét ơ thời kỳ tiền hồng cầu. Thuốc
điển hình: pyrimethamin.
2.2.1.4. Thuốc chống lan truyền
Các thuốc này diệt giao tử hoăc làm ung giao tử của KST sốt rét (làm mất khả
năng giao phối của giao tử trong cơ thể muỗi). Thuốc điển hình: primaquin, plasmoquin.
2.2.2. Một số thuốc cụ thể
QUININ
Công thức:
233