Page 240 - Hóa dược
P. 240
- Tạo màu với thuốc thử Marki (HCHO/H2SO4 đặc)
-
- Phản ứng của ion Cl sau khi vô cơ hóa
- Đo phổ UV
- Phản ứng tạo màu đỏ vang với kali bicromat và acid sulfuric đặc
OCH 3
K Cr O
2
2 7
Griseofulvin O O
H SO 4
2
CH 3
( màu đỏ vang)
Định lượng: Đo quang phổ UV
Công dụng: Có tác dụng chủ yếu trên các loài nấm Microsporum, Triclophyton, thuốc
không có tác dụng trên vi khuẩn và nấm Candida, dùng để điều trị nấm ngoài da, nấm
móng chân, tay, nấm vảy rồng, nấm tóc.
Cách dùng - Liều lượng:
Uống vào ngay sau bữa ăn và uống nhiều nước dạng viên 250-500 mg.
Người lớn: 0,5-1 g, chia 2-4 lần
Trẻ em: dùng 10-20 mg/kg thể trọng/ 24giờ
Có thể bôi ngoài da dạng kem 5%
Dạng bào chế:
Griseofulvin vi tinh thể: Viên nén: 250 mg; 500 mg; viên nang: 250 mg; hỗn dịch:
125 mg/5 ml.
Griseofulvin tinh thể siêu nhỏ: Viên nén: 125 mg, 165 mg, 250 mg, 330 mg; viên
bao phim: 125 mg, 250 mg.
Bảo quản: Đựng trong chai lọ nút kín, theo dõi hạn dùng.
2. THUỐC ĐIỀU TRỊ SỐT RÉT
2.1. Đại cương về sốt rét và ký sinh trùng sốt rét
Sốt rét là bệnh gây ra bởi ký sinh trùng sốt rét. Tác nhân truyền bệnh là muỗi
Anopheles. Muỗi Anopheles mang kí sinh trùng sốt rét (dạng thoa trùng) ở tuyến nước
bọt. Khi đốt người thoa trùng vào máu tới gan. tiến hành chu kỳ sinh sản vô tính thành
nhiều mảnh phá vỡ các tế bào gan.
Đây là giai đoạn tiền hồng cầu. Với loài P. falciparum, tất cả các ký sinh trùng
này xâm nhập vào máu. Với loài P. vivax và loài P. malariae, một sô kí sinh trùng vào
máu, một phần lại xâm nhập vào các tế bào gan khác và sinh sản tiếp (thể ngoài hồng cầu)
giai đoạn này kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm là nguyên nhân gây ra sốt rét tái phát ở
người bệnh nhiễm P. vivax hoặc P. malariae.
232