Page 138 - Hóa dược
P. 138
Quá trình đưa acid hydrocloric vào trong lòng dạ dày được thực hiện bởi enzym
+
+
H / K ATPase (bơm proton). Hiện nay có 6 chất được sử dụng có tác dụng ức chế bơm
+
+
proton làm cho sự trao đổi giữa H vào trong dạ dày và đổi lấy K bị giảm xuống. Những
chất như vậy gọi là thuốc ức chế bơm proton. Các thuốc này gồm omeprazol, pantoprazol,
lansoprazol, rabeprazol, esomeprazol, và dexlansoprazol.
Cấu trúc hoá học và tính chất của các thuốc ức chế bơm proton: Đều là dẫn chất
benzimidazol, vị trí 2 gắn nhóm thế 2-pyridinmethylsulfinyl, chúng khác nhau ở các
nhóm thế gắn vào các vị trí R3’, R4’, R5’ và R5. Do trong cấu trúc của khung
benzimidazol nên tất cả các thuốc trong nhóm đều có tên với đuôi tận cùng là –prazol.
H O
N S
N
R 5 N R '
3
R '
4
R '
5
Tính chất chung:
- Lý tính: Bột kết tinh trắng, khó tan trong nước, tan trong dung dịch kiềm loãng hoặc
acid loãng, tan trong một số dung môi hữu cơ như cloroform, aceton, dicloromethan. Có
có nhiều nhân thơm nên có khả năng hấp thụ UV mạnh.
- Hoá tính: Tính base (nhân pyridin), tính acid khá mạnh (hydro gắn vào nitơ vị trí 1), dễ
bị phân huỷ trong môi trường acid.
Do tính chất không bền trong môi trường acid, kể cả acid dịch vị dạ dày, nên các
thuốc ức chế bơm proton được bào chế dạng viên bao tan trong ruột. Để bào chế dạng
dung dịch thuốc tiêm thường dùng dạng muối natri (bột đông khô).
Cơ chế tác dụng:
Các thuốc ức chế bơm sau khi hấp thu đến khoang acid của tế bào bìa. Tại pH từ 1-
3 chúng được hoạt hóa thành sulfenamid là chất chuyển hóa hoạt động. Sulfenamid phản
ứng bất thuận nghịch với ATPase tạo thành dạng phức hợp bền làm mất hoạt tính của
ATPase. Do cơ chế này nên các thuốc ức chế bơm có tác dụng dài mặc dù thời gian bán
thải của chúng không dài. Cũng do cơ chế này nên các thuốc ức chế bơm proton còn được
coi là những tiền thuốc.
130