Page 134 - Hóa dược
P. 134

NH
                                                                                        +

                                                              2
                                                                  3
                                                  =
                                  Bi(OH)       HCl    BiCl                         Bi(OH) Cl    NH     Cl
                                           +
                                                                                  +
                                                                                        4 +
                                             3
                                                                                           2
                                                                              2
                                                                                   2
                                         3
                                                        3

                  Định lượng:
                         Vô cơ hoá chế phẩm rồi định lượng bằng phương pháp đo complexon; chỉ thị vàng
                  xylenol, màu chuyển từ đỏ tím sang vàng.
                  Công dụng:
                         Bismuth subsalicylat có tác dụng làm giảm nhu động ruột; có tác dụng antacid yếu;
                  có tác dụng kháng khuẩn kể cả H. pylori.
                         Ngoài ra, bismuth subsalicylat còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày-tá tràng
                  bằng cách kích thích tạo chất nhầy và natri bicarbonat, tạo phức hợp glycoprotein bao lấy
                  chỗ loét. Vì vậy, nó được dùng để điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng; điều trị và phòng
                  tiêu chảy. Uống mồi lần khoảng 525 mg.
                  1.3. Thuốc có tác dụng ức chế tiết acid
                         Acid hydrocloric được tiết ra bởi tế bào bìa thành dạ dày. Trên màng tế bào bìa
                  thành dạ dày có các thụ thể của gastrin, acetylcholin và histamin. Khi các chất chủ vận
                  gắn vào các thụ thể tương ứng sẽ kích hoạt chuỗi thông tin bên trong tế bào dẫn đến tiết
                  acid. Acid sau khi tiết ra được trữ trong khoang acid. Muốn đổ vào trong lòng dạ dày acid
                  phải đi qua bơm proton.
                         Hiện nay có hai nhóm thuốc ức chế tiết acid chính được sử dụng là thuốc kháng
                  thụ thể H2 và thuốc ức chế bơm proton.

                  1.3.1. Thuốc kháng H2

                         Các thuốc kháng histamin H2 có tác dụng ức chế tiết acid hydrocloric của dạ dày
                  theo cơ chế phong bế thụ thể H2 trên màng tế bào bìa thành dạ dày. Hiện nay có một số
                  thuốc hay  dùng  với cấu tạo hóa học chúng thường có  một dị vòng 5 cạnh,  một  mạch
                  nhánh.

                         Công thức cấu tạo chung: Ar-CH2-S-CH2-CH2-R, trong đó R là guanidin hoặc dẫn
                  chất của guanidin. Ar là nhân thơm, có thể là imidazol, thiazol, furan hoặc benzen.
                         Do trong cấu tạo có phần guanidin nên các thuốc trong nhóm luôn có tên với đuôi
                  –tidin (cimetidin, ranitidin, famotidin, roxatidin…).

                  Công dụng:
                         - Phòng và điều trị loét dạ dày - tá tràng.

                         - Phòng và điều trị ợ nóng, ăn khó tiêu do tăng acid dạ dày.
                         - Điều trị viêm thực quản trào ngược.

                         - Điều trị hội chứng Zollinger - Ellison.




                                                                                                            126
   129   130   131   132   133   134   135   136   137   138   139