Page 131 - Hóa dược
P. 131

- Thuốc ức chế tiết acid: đây là các thuốc chính, gồm hai nhóm: thuốc ức chế H2
                  và thuốc ức chế bơm proton.

                         - Thuốc bao vết loét: là các thuốc có tác dụng tạo màng nhầy hoặc kích thích tạo
                  màng nhầy bao lấy vết loét giúp vết loét tránh tác động trực tiếp của tác nhân gây loét và
                  mau lành.

                         Các thuốc kháng sinh sẽ được trình bày ở chương 9. Chương này sẽ đề cập đến 3
                  nhóm thuốc còn lại.
                  1.1. Thuốc kháng acid

                         Thuốc kháng acid là những chất có tác dụng trung hòa acid hydrocloric trong dạ
                  dày. Tuy thuốc có tác dụng rất nhanh, nhưng thời gian tác dụng lại ngắn bên cạnh đó hiện
                  nay đã có nhiều thuốc chống tiết acid tốt nên các antacid ít được dùng trong điều trị loét
                  dạ dày – tá tràng.
                         Hiện nay thuốc chủ yếu được dùng làm giảm các triệu chứng khó tiêu, chế phẩm
                  thường dùng hiện nay là nhôm hydroxyd, magnesi hydroxyd hoặc chế phẩm phối hợp
                  chứa hai chất trên.

                                                     NHÔM HYDROXYD
                         Là hỗn dịch chứa nhôm hydroxyd và nhôm oxyd hydrat. 100g hỗn dịch chứa 3,6-
                  4,4  g  tính  theo  Al2O3.  Ngoài  ra,  trong  hỗn  dịch  còn  chứa  tinh  dầu  bạc  hà,  glycerin,
                  sorbitol, đường hoặc saccarin, chất bảo quản chống nhiễm khuẩn.
                  Điều chế:
                         Hoà tan 1000 g Na2CO3.10H2O trong 400ml nước nóng. Lọc. Hoà tan 800g phèn
                  nhôm trong 2000 ml nước nóng. Lọc vào dịch lọc Na2CO3 ở trên (khuấy liên tục). Thêm
                  4000 ml nước nóng và để đến khi dung dịch hết sủi bọt. Thêm nước nguội đủ 80 lít. Lọc
                  lấy tủa. Rửa tủa bằng nước. Lấy tủa đã rửa sạch đem tạo hỗn dịch với 2 lít nước sạch đã
                  có sẵn 0,01% tinh dầu bạc hà và 0,1% natri benzoat.

                         Chất lượng của nhôm hydroxyd  phụ thuộc  vào kích thước thước  các tiểu phân.
                  Kích thước các tiểu phân nhỏ giúp tăng diện tiếp xúc, tăng khả năng trung hoà.

                  Tính chất:

                  - Lý tính: Hỗn dịch nhớt, trắng, có thể có 1 lượng nước nhỏ tách ra khi để yên; không
                  được làm đỏ phenolphtalein.
                  - Hóa tính:

                         Nhôm hydroxyd có tính lưỡng tính, nghĩa là tan được trong dung dịch acid hoặc
                  dung dịch kiềm.
                         + Lấy 5 ml chế phẩm, thêm từ từ acid hydrocloric loãng, dung dịch trở nên trong:

                                            Al(OH)3   + 3HCl          AlCl3  + 3H2O
                         + Lấy 2 ml chế phẩm, thêm 2 ml dung dịch natri hydroxyd 10%, lắc. Hỗn dịch trở
                  nên trong:

                                       Al(OH)3    +   NaOH           NaAlO2    +   2H2O
                                                                                                            123
   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136