Page 104 - Hóa dược
P. 104
- Phòng và điều trị bệnh thiếu vitamin B12, thiếu máu ưu sắc hồng cầu to, viêm dây
thần kinh, người cắt bỏ 1 phần dạ dày.
Cách dùng-Liều lượng: uống, tiêm bắp. Liều dùng: 200-300 mcg/ lần x 2-3 lần/ tuần
Chú ý: không dùng cho trường hợp thiếu máu chưa rõ nguyên nhân, ung thư, người
mẫn cảm với cobalamin.
Dạng thuốc: viên nén, dung dịch tiêm 100 mcg, 500 và 1000 mcg.
ACID ASCORBIC
Tên khác: Vitamin C.
Nguồn gốc: Vitamin C có trong nhiều loài thực vật như: cam, quýt, dâu, rau muống, cà
chua, khoai tây,…
Công thức:
CH OH
2
CHOH
O
O
OH OH
C6H8O6 ptl: 176,1
Tên khoa học: 5-(1,2-Dihydroxyethyl)-3,4-dihydroxy-5H-furan-2-on.
Điều chế: vitamin C được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hóa học từ D-glucose.
Tính chất:
- Lý tính:
+ Tinh thể hoặc bột kết tinh trắng hoặc hơi ngà vàng, không mùi, vị chua; bị
chuyển màu vàng dần khi tiếp xúc lâu ngoài không khí. Vitamin C tan trong nước và
ethanol; không tan trong chloroform, ether. Nóng chảy khoảng 190 C, năng suất quay cực
0
0
(dung dịch 10% trong nước) từ 20,5 đến 21,5 .
0
+ Do nhóm endiol liên hợp với nhóm carbonyl nên vitamin C hấp thụ bức xạ tử
ngoại; ứng dụng để định tính acid ascorbic. Dung dịch chế phẩm 0,001% trong acid
hydrocloric 0,01N có 1 cực đại hấp thụ ở 243 nm với A (1%; 1cm) từ 545-585.
- Hóa tính:
+ Tính acid: do hiệu ứng cảm ứng với nhóm carbonyl làm cho hydro của nhóm -
OH ở vị trí số 3 trở nên linh động do đó vitamin C có tính acid tương đối mạnh. Vì vậy,
vitamin C dễ tan trong các dung dịch hydroxyd và carbonat kim loại kiềm; tác dụng với
muối tạo muối mới. Tính chất này được ứng dụng để điều chế ra dạng muối ascorbat natri
dễ tan trong nước thuận lợi cho việc điều chế dung dịch tiêm có nồng độ cao và pH gần
như trung tính. Tác dụng với ion sắt (II) hoặc sắt (III) cho muối có màu tím. Phản ứng này
được dùng để định tính hoặc định lượng acid ascorbic.
96