Page 101 - Hóa dược
P. 101
Định lượng:
+ Phương pháp đo acid trong môi trường khan chuẩn độ bằng acid percloric 0,1N
chỉ thị tím tinh thể.
+ Phương pháp đo quang ở bước sóng 291 nm.
Công dụng:
- Tác dụng tham gia chuyển hóa acid amin, protid; tham gia tạo hồng cầu, giúp sự
hoạt động của hệ thần kinh, bảo vệ da và niêm mạc.
- Phòng và điều trị các trường hợp thiếu vitamin B6, bệnh ở hệ thần kinh do tác
dụng phụ của 1 số thuốc gây ra (INH, Emetin,…) hoặc trường hợp viêm dây thần kinh,
bệnh ngoài da (mày đay, mẩn ngứa).
Cách dùng - Liều lượng: người lớn uống:
- Phòng thiếu vitamin B6: 1,0-2,5 mg/ngày.
- Chữa thiếu vitamin B6: 50-200 mg/ngày.
Chú ý: không phối hợp với Levodopa để điều trị bệnh Parkinson.
Dạng thuốc: viên nén 5 mg, 10 mg, 20 mg, 50 mg, 100 mg; ống tiêm 1ml.
ACID FOLIC
Tên khác: Vitamin B9, Vitamin M, Vitamin L1.
Nguồn gốc: Acid folic có trong gan, men bia, tủy xương, đậu tương, cá, nấm, sữa,...
Công thức:
OH COOH
N CH NH CO NH CH
2
N CH 2
H N N N CH COOH
2
2
C19H19N7O6 ptl: 441,4
Tên khoa học: Acid-2-[4-[[(2-amino-4-hydroxypteridin-6-yl)methyl]amino]benzamido]
glutaric.
Điều chế: ngày nay, acid folic được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hóa học Tính
chất:
- Lý tính: Bột màu vàng hoặc vàng cam, dễ hút ẩm. Acid folic ít tan trong nước, không
tan trong dung môi hữu cơ, tan trong dung dịch kiềm và acid đậm đặc.
- Hóa tính:
+ Tính lưỡng tính: Tính acid (do trong phân tử có nhóm-COOH và -OH phenol),
tính base yếu (do các nguyên tử N mang lại).
93