Page 102 - Hóa dược
P. 102

+ Tính không bền: dễ bị phân hủy dưới tác dụng của ánh sáng, nhiệt, tia tử ngoại,
                  chất oxy hóa,… Sản phẩm phân hủy là acid pteridic có huỳnh quang màu xanh da trời
                  dưới đèn tử ngoại.

                         + Dễ bị khử thành acid dihydrofolic không màu.
                  Định tính:

                         + Tạo phức màu với các ion kim loại như: tác dụng với ion đồng tạo phức màu
                  xanh, tác dụng với ion sắt tạo phức màu đỏ,…
                         + Phản ứng oxy hóa- khử tạo acid dihydrofolic không màu:

                                               OH                              OH
                                                     N     R                        N     R
                                            N                               N


                                      H N      N     N                H N      N    N
                                        2
                                                                        2
                                                                                    H

                         + Phương pháp quang phổ huỳnh quang.

                  Định lượng:
                         + Phương pháp quang phổ huỳnh quang, quang phổ UV-VIS.
                         + Định lượng dựa vào phản ứng tạo phẩm màu azoic .
                         + Phương pháp sinh học và phương pháp vi sinh.

                  Công dụng:
                         - Tác dụng acid folic cùng với vitamin B12 tham gia tái tạo và phát triển hồng cầu;
                  tham gia tổng hợp acid amin.
                         - Phòng và điều trị các bệnh do thiếu hụt acid folic, điều trị thiếu máu nguyên đại
                  hồng cầu, giảm bạch cầu, chứng mất bạch cầu hạt.
                  Cách dùng-Liều lượng: uống, tiêm dưới da, tiêm bắp. Liều dùng: người lớn và trẻ em:
                  0,5-1 mg/ngày.

                         Dạng thuốc: viên nén 0,1 mg; 0,4 mg; 1 và 5mg; dung dịch tiêm loại 5 mg/ml và
                  10 mg/ml.
                         Chú ý: không sử dụng cho trường hợp thiếu máu ác tính



                                                         COBALAMIN
                  Tên khác: Vitamin B12, Vitamin L2, Cyanocobalamin, Hydroxocobalamin.

                  Nguồn gốc:
                         Vitamin B12 có trong thịt, trứng, sản phẩm bơ sữa, gan,…Vì vậy, trong thức ăn có
                  nguồn gốc thực vật hầu như không có vitamin B12 trừ các thực vật có chứa vi sinh vật như
                  các cây họ đậu, rong, tảo,…



                                                                                                              94
   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107