Page 80 - Marketing Dược
P. 80

Chi phí cố định: 350000000đ

                        Số lượng dự kiến tiêu thụ: 70000 sản phẩm.
                        Tính giá bán dự kiến của doanh nghiệp biết mức lãi dự kiến là 30% giá

                  thành?

                        Chi phí đơn vị sp = Chi phí biến đổi +   Chi phí cố định / Số lượng sản
                  phẩm tiêu thụ = 15650 + 350000000/70000 = 20.650 đồng

                        Giá bán dự  kiến = 20.650 x (1 + 0,3) = 26845 đồng
                  2.2.1.2. Định giá theo lợi nhuận mục tiêu:

                        Xác định giá trên cơ sở đảm bảo tỷ suất lợi nhuận mục tiêu trên vốn đầu tư

                  và được tính theo công thức sau:
                        Giá theo lợi nhuận mục tiêu = Chi phí đơn vị + Tỷ suất LN. Vốn đầu tư/Số

                  lượng tiêu thụ
                        Ví dụ: Giả  sử    người sản xuất đã  đầu tư 1 tỷ       đồng cho kinh doanh. Chi

                  phí sản xuất 1 đơn vị       sản phẩm là 17500 đồng, họ         muốn đạt được mức lợi

                  nhuận tính trên vốn đầu tư là 20%, số lượng tiêu thụ ước tính là 50000sp. Hãy
                  tính giá bán với lợi nhuận mong muốn như trên?

                        Lợi nhuận mong muốn là: 20% x 1 tỷ = 200000000đ

                        Giá bán: 17500 + 200000000/50000 = 21500đ
                        Cách tính này phù hợp với những công ty cổ  phần lớn, các nhà đầu tư cần

                  những con số này nhằm xem xét khả năng thu hồi vốn trong bao lâu

                        + Phân tích điểm hòa vốn: doanh nghiệp phải tính toán đầy đủ các chi phí
                  và hiệu quả. Trước hết cần xem xét khi nào thì có thể hòa vốn để trang trải các

                  khoản chi phí. Điểm hòa vốn là điểm tại đó tổng mức doanh thu bằng tổng mức
                  chi phí. Như vậy điểm hòa vốn xác định rõ sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa

                  vốn.

                  2.2.2. Phương pháp định giá theo khả năng thỏa mãn nhu cầu
                        Khách hàng đánh giá hàng hóa theo khả năng đáp ứng của hàng hóa cho

                  nhu cầu của mình. Phương pháp này phù hợp với ý tưởng định vị sản phẩm.
                        Ngày càng nhiều công ty khi tính giá đã bắt đầu xuất phát từ  giá trị  cảm

                  nhận được của sản phẩm mình. Họ xem yếu tố cơ bản hình thành giá cả không

                  phải là chi phí của người bán mà là sự chấp nhận của người mua. Điều này lí
                  giải tại sao các doanh nghiệp khác nhau có cùng sản phẩm như nhau nhưng lại

                  có các mức giá khác biệt.

                        Để  xác định giá theo giá trị  cảm nhận được, người làm giá phải tiến hành
                  các công việc sau đây:
                                                                                                          80
   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85