Page 54 - Marketing Dược
P. 54

Marketing đưa chúng ta từ việc nhu cầu của một bệnh nhân chưa được đáp

                  ứng đến thời điểm nhiều nhu cầu như vậy được thỏa mãn bằng các liệu pháp
                  mới. Chu kì bắt đầu trở lại khi quá trình marketing cho thấy các khiếm khuyết

                  trong sản phẩm.

                        Marketing không ép buộc các bác sỹ chọn sản phẩm; thay vì thế, nó cung
                  cấp cho họ lựa chọn sáng suốt với những dược phẩm được phân loại kĩ lưỡng để

                  đáp ứng nhu cầu cụ thể của những khách hàng riêng biệt. Các yêu cầu điều trị
                  của bệnh nhân khác nhau rất lớn, dựa vào bản chất căn bệnh và các triệu chứng,

                  các chứng bệnh đồng thời bị nhiễm, các loại thuốc uống cùng với nhau, các tác

                  dụng phụ nhất định, tuổi tác, giới tính, dân tộc và sắc tộc, thói quen sử dụng
                  thuốc, sự dị ứng, và nhiều nhân tố khác. Trên cơ sở lựa chọn giữa nhiều loại

                  thuốc sẽ cho phép bác sỹ đưa ra cách điều trị chính xác. Ngoài ra marketing cho
                  phép các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đưa ra các quyết định đúng đắn qua việc

                  cho họ biết các đặc tính của các sản phẩm thuốc riêng lẻ.

                        Marketing cần lấy bệnh nhân và bác sỹ làm gốc. Dược phẩm làm ra để đáp
                  ứng những nhu cầu không có thực sẽ thất bại, cho dù lực lượng bán hàng có

                  mạnh thế nào đi nữa. Thất bại trong thị trường là bài học đắt giá, và chi phí mất

                  đi ở đây cuối cùng sẽ chuyển đến người tiêu dùng. Marketing sẽ giúp giảm chi
                  phí bằng cách loại bỏ các dược phẩm chắc chắn sẽ không thành công về mặt

                  thương mại.

                        Một dược phẩm phát triển thành công khi nó có những đặc điểm như “thân
                  thiện với người dùng,” chẳng hạn như có liều lượng, dạng bào chế, hương vị,

                  mức tiện sử dụng, độ dung hạn, và đóng gói tối ưu. Các phát triển điển hình về
                  sản phẩm sau khi nó được tung ra thị trường bao gồm: (i) Công thức liều lượng

                  thấp hơn cho người già và các nhóm bệnh nhân khác sử dụng; (ii) Các chỉ định
                  bổ sung; (iii) Hệ thống dạng bào chế có tác dụng lâu dài nhằm giảm tần suất liều

                  lượng; (iv) Hương vị và cách đóng gói được cải thiện; (v) Việc tiếp tục xác định

                  và tiên lượng các phản ứng có hại của thuốc.
                  1.5.3. Biểu thị giá trị kinh tế của sản phẩm

                        Ngoài nhiệm vụ cơ bản là xác nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu,

                  marketing còn biểu thị giá trị kinh tế của các sản phẩm đến những người chi trả.
                  Các cơ sở chăm sóc sức khỏe và những cơ sở sử dụng dịch vụ chăm sóc sức

                  khỏe hiện đang rất nhạy cảm với giá cả và giá trị của mọi yếu tố, bao gồm dược

                  phẩm. Các  công  ty  dược đã không ngừng  nghiên  cứu và  phát  triển  ra những
                  dược phẩm mới để mang lại cho người bệnh không chỉ lợi ích về hiệu quả điều
                                                                                                          54
   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59