Page 56 - Marketing Dược
P. 56
Giai đoạn tăng trưởng là giai đoạn mà mức tiêu thụ bắt đầu tăng mạnh, thị
trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mới. Doanh số tiếp tục tăng và tăng
nhanh, đồ thị dốc nhất; lợi nhuận tăng nhanh.
Giai đoạn chín muồi: khi nhịp độ tăng mức tiêu thụ bắt đầu chững lại, việc
tiêu thụ sản phẩm bước vào giai đoạn chín muồi. Doanh số lúc này tăng chậm, đi
đến đỉnh điểm và bắt đầu giảm. Giai đoạn này thường dài hơn các giai đoạn
trước và đặt ra những nhiệm vụ phức tạp trong lĩnh vực quản trị marketing. Sản
phẩm tiêu thụ chậm do cạnh tranh gay gắt. Để cạnh tranh các đối thủ dùng nhiều
thủ thuật khác nhau như bán hạ giá, bán thấp hơn giá niêm yết chính thức, tăng
quảng cáo… dẫn đến lợi nhuận giảm sút.
Giai đoạn suy thoái: xuất hiện khi mức tiêu thụ các loại sản phẩm hoặc
nhãn hiệu sản phẩm giảm sút. Doanh số giai đoạn này giảm mạnh. Mức tiêu thụ
giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như đổi mới công nghệ là xuất hiện sản
phẩm mới thay thế, thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi, cạnh tranh gay gắt từ
các đối thủ khác. Khi mức tiêu thụ giảm dẫn đến lợi nhuận giảm, một số công ty
có thể rút sản phẩm khỏi thị trường, thu hẹp nhóm sản phẩm chào bán, từ bỏ thị
trường nhỏ, những kênh thương mại ít hiệu quả, cắt giảm chi phí.
2.1.3. Ý nghĩa chu kì sống của sản phẩm
Doanh nghiệp phải xác định được sản phẩm đang ở giai đoạn nào trong chu
kì sống để định vị được các chỉ số phù hợp với sự phát triển của sản phẩm trên
thị trường như:
- Mục tiêu
- Chi phí
- Lợi nhuận
- Khách hàng
- Đối thủ cạnh tranh
2.1.4. Một số đặc trưng và chiến lược áp dụng theo các giai đoạn của chu kỳ
sống của sản phẩm
Bảng 3.1. Một số đặc trưng theo các giai đoạn chu kì sống của sản phẩm
Giai đoạn giới Giai đoạn Giai đoạn chín Giai đoạn
thiệu tăng trưởng muồi suy thoái
Mục tiêu Tạo sự nhận biết Tối đa hoá thị Tối đa hoá lợi Loại bỏ sản
đối với sản phần nhuận đồng phẩm lỗi thời,
phẩm và dùng thời giữ vững bổ sung sản
56