Page 29 - Marketing Dược
P. 29

Bên cạnh những người bán lẻ và đặc biệt là nhà thuốc, xuất hiện những nhà

                  bán buôn dược phẩm đã tạo ra một hệ thống marketing độc lập. Khi chiến tranh
                  thế giới lần thứ II nổ ra, nhu cầu về thuốc và dược phẩm trong thời chiến tạo ra

                  sự phát triển nhanh chóng của ngành dược. Marketing dược được hình thành từ

                  giai đoạn đầu và giữa những năm 1940.
                        Thêm vào đó việc sử dụng rộng rãi sulfamid, sự phát triển của penicillin, và

                  cuối cùng là sự ra đời của “những thần dược” đã đem lại sự phát triển ồ ạt và
                  nhanh chóng của những tiến bộ trong các liệu pháp chữa bệnh xuất hiện ở nửa

                  sau của thế kỷ hai mươi. Tiến bộ trong công nghệ diễn ra nhanh chóng khiến

                  cho marketing dược khó phát triển kịp theo sự phát triển của công nghệ.
                        Thực tế có rất ít những ưu đãi thực sự cho những bước tiến nhanh chóng

                  trong sự phát triển của công nghệ marketing. Thậm chí trong suốt những năm
                  suy thoái, lượng bán dược phẩm vẫn tốt. Những năm sau Chiến tranh thế giới

                  thứ II, một nền kinh tế bùng nổ kết hợp với việc nghiên cứu dược phẩm có năng

                  suất một cách khác thường đã tạo nên một giai đoạn thịnh vượng chưa từng có
                  cho  ngành  công  nghiệp  này.  Do  đặc  tính  tự  nhiên  của  sản  phẩm,  những  sản

                  phẩm thành công thường có hàng triệu người sử dụng. Tuy nhiên, đối với những

                  sản phẩm thất bại, mức độ thiệt hại cũng rất lớn.
                        Do sự thành công chung của toàn ngành mà ngày càng nhiều hãng dược

                  phẩm cố gắng giành được chỗ đứng trong ngành dược. Sự canh tranh vì thế cũng

                  tăng lên tương xứng. Các hãng dược phẩm không thể chỉ phụ thuộc vào sự phát
                  triển sản phẩm để tăng lượng bán. Những nhà bán buôn và bán lẻ lớn mạnh cùng

                  với những nhà sản xuất cũng có nhiều đòi hỏi và yêu cầu phức tạp hơn. Giá trở
                  thành một công cụ cạnh tranh. Những sự phát triển này buộc ngành dược phẩm

                  phải đưa ra một công nghệ marketing phù hợp với những năng lực nghiên cứu
                  và phát triển (R&D).

                  1.2. Khái niệm marketing dược

                          Marketing  dược  thực  chất  là  tổng  hợp  các  chính  sách,  chiến  lược
                  marketing của thuốc và nhằm thỏa mãn nhu cầu của bệnh nhân, phục vụ chăm

                  sóc sức khỏe cộng đồng. Ngoài các mục tiêu, chức năng của marketing thông

                  thường, do đặc thù riêng của ngành yêu cầu marketing dược có nhiệm vụ: Thuốc
                  bán ra đúng loại, đúng giá, đúng số lượng, đúng lúc và đúng nơi.








                                                                                                          29
   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34