Page 25 - Marketing Dược
P. 25
Mô hình Marketing 4C tiên tiến hơn mô hình 4 P ở chỗ lấy khách hàng mà
trung tâm trong chiến lược Marketing.
Giải pháp cho khách hàng (Customer Solutions): Mỗi sản phẩm đưa ra thị
trường phải thực sự là một giải pháp dành cho khách hàng. Sản phẩm đó giải
quyết được nhu cầu thiết thực của khách hàng chứ không phải chỉ là giải pháp
thu lời cho đơn vị kinh doanh. Để làm tốt điều này, doanh nghiệp cần nghiên
cứu thật kỹ nhu cầu của khách hàng để tìm ra giải pháp thỏa mãn chúng.
Chi phí đối với khách hàng (Customer Costs): Lượng chi phí khách hàng
bỏ ra phải bao gồm cả chi phí sử dụng, vận hành, bảo hành sản phẩm. Doanh
nghiệp cần nghiên cứu để đưa ra giá bán sản phẩm hợp lý sao cho chi phí khách
hàng bỏ ra tương xứng với lợi ích mà sản phẩm đem lại.
Sự thuận tiện (Convenience): Doanh nghiệp phải chọn ra cách thức phân
phối sản phẩm thuận tiện nhất cho khách hàng. Ví dụ chọn địa điểm mở cửa
hàng nên chọn gần bãi đỗ xe, có hệ thống ATM, điểm dừng xe bus….
Thông tin (Communication): Thông tin là thông tin hai chiều giữa doanh
nghiệp với khách hàng, khách hàng với doanh nghiệp. Doanh nghiệp quảng bá
về sản phẩm đến khách hàng – Khách hàng phản hồi các ưu nhược điểm của sản
phẩm. Tiếp thu những phản hồi khách hàng để tạo ra giải pháp cho khách hàng
(Customer Solutions) cũng là điều mà mọi doanh nghiệp cần xem trọng.
Nếu như 4P là chiến lược Marketing căn bản và thường áp dụng cho các
doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cụ thể thì các doanh nghiệp dịch vụ không thể
bỏ qua mô hình Marketing 7P của “cha đẻ Marketing hiện đại” Philip Kotler.
Ngoài 4P căn bản, 7P còn có thêm 3P khác là:
- People (Nhân sự) bao gồm những chính sách chung về phát triển nhân
lực, nhân sự, cổ đông, khách hàng của công ty.
- Process (Tiến trình) là quá trình thực hiện, cải tiến các quy trình sản xuất
kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Physical Evidence (Triết lý và tư tưởng văn hóa) là toàn bộ những vấn đề
liên quan đến triết lý kinh doanh, cơ sở hạ tầng và văn hóa doanh nghiệp.
25