Page 17 - Marketing Dược
P. 17

2.1.4. Thị trường (Market)

                        Khái niệm thị trường trong marketing gồm:
                        - Định nghĩa thị trường: Bao gồm tất cả các khách hàng hiện tại và tiềm ẩn

                  cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia

                  trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn đó.
                        - Dự báo nhu cầu thị trường: là tổng hợp khối lượng sản phẩm mà nhóm

                  khách hàng nhất định sẽ mua tại một địa bàn nhất định trong một thời kỳ nhất
                  định với một môi trường marketing nhất định và chương trình marketing nhất

                  định.

                        - Phân khúc thị trường: là chia thị trường ra những nhóm riêng biệt, những
                  nhóm này có thể đòi hỏi hệ marketing riêng biệt. Không có phương pháp phân

                  khúc thị trường thống nhất nhưng doanh nghiệp có thể phân khúc thị trường dựa
                  vào các yếu tố sau: nguyên tắc địa lý, nguyên tắc tâm linh, nguyên tắc hành vi,

                  nguyên tắc nhân khẩu học. Phân khúc thị trường sẽ giúp doanh nghiệp nhận ra

                  những cơ hội kinh doanh mà đối thủ chưa nhận ra, từ đó giúp doanh nghiệp lựa
                  chọn thị trường mục tiêu.

                        - Thị trường mục tiêu: Bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu, mong

                  muốn mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng, đồng thời có thể tạo ra ưu thế hơn
                  so với đối thủ cạnh tranh và đạt được các mục tiêu marketing đã định.

                  2.1.5. Khách hàng (Customers)

                        Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang hướng
                  các nỗ lực Marketing vào. Đây là những cá nhân hay tổ chức có điều kiện ra

                  quyết định mua sắm.
                  2.1.6. Người tiêu dùng (Consumers)

                        Người tiêu dùng bao gồm cá nhân, hộ gia đình sử dụng hay tiêu thụ sản
                  phẩm.

                  2.1.7. Giá trị cảm nhận của người tiêu dùng (Custumer Perceived Value)

                        Là đánh giá của khách hàng về sự khác biệt giữa toàn bộ lợi ích của một
                  sản phẩm và tất cả chi phí bỏ ra để có được sản phẩm, so với những sản phẩm

                  cạnh tranh khác.

                        Khái niệm này đề cập đến những cảm nhận mà khách hàng có được từ việc
                  sở hữu hoặc sử dụng sản phẩm vượt trên những chi phí bỏ ra để có sản phẩm.

                  Khách hàng sẵn lòng trả giá cao nếu như nhận thấy những giá trị tìm kiếm từ sản

                  phẩm cao hơn chi phí bỏ ra. Một sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của


                                                                                                          17
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22