Page 13 - Marketing Dược
P. 13

được dùng là danh từ. Thêm nữa, “marketing” còn được hiểu như “buôn bán”,

                  “phân  phối”,  “thương  mại”.  Còn  Ralph  Starr  Butler  (1882-1971)  cho  rằng
                  marketing là tất cả những gì về phối hợp, lập kế hoạch, và quản trị các mối quan

                  hệ phức tạp. Shaw (1876-1962) phân biệt 3 hoạt động kinh doanh cơ bản: sản

                  xuất, phân phối, và các chức năng hỗ trợ (điều hành). Shaw là người đầu tiên đề
                  xuất vai trò trọng tâm của khách hàng khi ông viết “một nhà kinh doanh giỏi

                  luôn tìm kiếm những nhu cầu chưa được nhận biết của khách hàng, và tạo ra
                  những hàng hóa để làm hài lòng họ”. Cũng trong thời kỳ này, các khái niệm

                  khác được đưa ra là tiếp cận hàng hóa (tập trung vào các hoạt động marketing

                  liên quan đến sản phẩm), tiếp cận tổ chức (tập trung mô tả hoạt động của các
                  trung gian marketing như nhà bán buôn, đại lý), và tiếp cận chức năng (tập trung

                  vào các mục tiêu mà hoạt động marketing hướng tới).
                        Vào  những  năm  1930,  diễn  ra  xu  hướng  khái  quát  hóa.  Paul  Dulaney

                  Converse đã phân biệt chức năng của trung gian phân phối với các hoạt động

                  marketing. Cherington đưa ra ý tưởng sơ khai về marketing xã hội. Người ta còn
                  tranh luận về việc có nên loại bỏ các dịch vụ không cần thiết và quá nhiều trung

                  gian phân phối làm gia tăng chi phí. Đặc biệt, quảng cáo được bình luận về “giá

                  trị gia tăng” dù nó là yếu tố gây ra chi phí. Một vài nghiên cứu “không chính
                  thống” khác trở thành nền tảng cho sự phát triển của marketing, chẳng hạn như

                  lý thuyết của White về “quản trị marketing khoa học”.

                        Thập niên 1930-1940 được mô tả là thời kỳ phát triển của các khái niệm
                  hiện có. Charles F. Philips nghiên cứu về động cơ mua và coi người tiêu dùng

                  như một lực lượng dẫn dắt nền kinh tế. Lý thuyết về cạnh tranh độc quyền nhóm
                  được xây dựng trong thời kỳ này. Trong thị trường độc quyền nhóm, các công ty

                  hoạt động trong điều kiện không hoàn hảo với đường cầu gấp khúc. Sau thời kỳ
                  cạnh tranh giá gay gắt, các công ty có xu hướng sử dụng cạnh tranh phi giá cả để

                  tạo ra doanh thu và thị phần lớn hơn.

                        Vào thập niên 1940, quản trị marketing và khách hàng bắt đầu được chú ý.
                  Các  bài  báo  “Hướng  tới  lý  thuyết  marketing”,  “Sự  phát  triển  của  lý  thuyết

                  marketing”, “Marketing có thể trở thành khoa học?” đánh dấu sự phát triển của

                  khoa học marketing.
                        Tóm lại, marketing truyền thống xuất hiện trước những năm 1950 trước khi

                  nền sảm xuất đại công nghiệp phát triển. Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là

                  “Bán những gì mình có”. Quy trình sản xuất ở giai đoạn này: Sản xuất – Thị
                  trường – Người tiêu dùng.
                                                                                                          13
   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18