Page 104 - Marketing Dược
P. 104

so với các sản phẩm truyền thống. Sau đó, khi sản phẩm đã thành công, có nhiều

                  áp lực cạnh tranh, lại cần các hình thức xúc tiến có tính thuyết phục hơn. Nói
                  cách khác, hoạt động xúc tiến và hỗ trợ quảng cáo kinh doanh phẩm được xây

                  dựng tùy theo hiện trạng sản phẩm trên thị trường và mục tiêu định vị sản phẩm.


                  3. MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN VÀ HỖ TRỢ KINH DOANH

                  TRONG MARKETING DƯỢC
                        Hai chiến lược xúc tiến và hỗ trợ chính trong Marketing là: chiến lược kéo

                  và đẩy. Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp dược phẩm đều sử dụng một

                  trong hai thậm chí cả hai chiến lược này để phát triển doanh số và công ty.
                  3.1. Chiến lược kéo


                        Là chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh nhằm kích thích nhu cầu của người
                  tiêu dùng. Chiến lược này thường áp dụng cho các loại sản phẩm chuyên dụng với đối
                  tượng tác động chính là người tiêu dùng.


                      Người sản                          Người trung                           Người tiêu
                          xuất           Nhu cầu              gian             Nhu cầu             dùng





                                                                               Marketing



                                         Hình 6.1. Sơ đồ minh họa chiến lược kéo


                        Chiến lược kéo đòi hỏi hoạt động marketing hướng vào người sử dụng cuối
                  cùng để kích thích họ  yêu cầu những người trung gian cung ứng sản phẩm và

                  nhờ vậy kích thích những  người trung gian đặt hàng của nhà sản xuất. Chiến
                  lược  này  thường  sử  dụng  các  hình  thức  quảng  cáo,  tuyên  truyền,  giới  thiệu.,

                  khuyến mãi đối với người tiêu dùng.

                  3.2. Chiến lược đẩy
                        Chiến lược đẩy là chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh nhằm đẩy hàng

                  hóa ra thị trường một cách hiệu quả nhất với khối lượng lớn nhất. Đối tương tác

                  động chính là các trung gian.
                        Chiến lược đẩy đòi hỏi hoạt động marketing của nhà sản xuất  hướng vào

                  những người  trung gian của kênh để kích thích họ đặt hàng cũng như bán sản
                  phẩm đó và quảng  cáo nó cho người sử dụng cuối cùng. Chiến lược này thường

                  áp dụng cho sản phẩm thông dụng, có tần suất sử dụng lớn


                                                                                                         104
   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109