Page 31 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe phụ nữ
P. 31

- Sau phẫu thuật cắt 2 buồng trứng.

                  2.2. Sinh lý tuổi mãn kinh
                        Trong thời kỳ hoạt động sinh sản, người phụ nữ có kinh nguyệt đều
                  đặn do có hoạt động nội tiết tốt của trục Dưới đồi – Tuyến yên – Buồng
                  trứng và do buồng trứng có độ nhạy cảm tốt đối với kích thích của hocmon
                  hướng sinh dục FSH và LH.

                        Đến độ tuổi 45 – 50, số lượng các nang noãn trưởng thành giảm đi, vì
                  buồng trứng ít nhạy cảm với FSH và LH. Lượng Estrogen giảm và trở nên
                  thấp, mức sản xuất FSH và LH tăng, nên kinh nguyệt trở nên không đều,
                  lượng máu kinh giảm, cuối cùng ngừng có kinh. Tuy nhiên, có một số phụ
                  nữ máu kinh lại ra nhiều hơn do Estrogen tăng vọt sau một thời gian dài
                  không có phóng noãn, không có kinh. Đó là thời kỳ nối tiếp giữa thời kỳ
                  hoạt động sinh sản với thời kỳ mãn kinh, gọi là thời kỳ chuyển tiếp hay là
                  thời kỳ “Tiền mãn kinh”. Tiền mãn kinh dài hay ngắn tuỳ từng cá thể.
                        Nếu sau 12 tháng liên tục không có kinh nguyệt hoặc nếu xét nghiệm
                  máu cho thấy mức FSH tăng cao thì gọi là “Mãn kinh”.

                  2.3. Những thay đổi ở người phụ nữ tuổi mãn kinh
                        Ở tuổi mãn kinh, do tụt Estrogen nên dẫn đến một số thay đổi về thể
                  chất của người phụ nữ.
                        - Vú: thời kỳ tiền mãn kinh, vú có thể tăng kích thước do tăng lắng
                  đọng mỡ. Đến khi hết kinh, mỡ này sẽ được hấp thụ, mô tuyến vú giảm và
                  núm vú nhỏ lại. Thay đổi này thường chậm và ít nhận thấy.
                        - Buồng trứng, vòi trứng, tử cung thu nhỏ kích thước và không hoạt
                  động. Về lâm sàng, không có biểu hiện gì rõ rệt ngoài triệu chứng mất kinh.
                        - Âm đạo teo xuất hiện muộn, thường sau mãn kinh khoảng 5 năm.
                  Âm đạo trở nên mỏng hơn, nên khi giao hợp hoặc khám phụ khoa có thể
                  gây đau. Các mô đỡ và bao quanh âm đạo, các cơ thành tiểu khung trở nên
                  lỏng lẻo, một số mất đàn hồi, đôi khi dẫn đến sa sinh dục. Môi trường âm
                  đạo mất toan tính, nên dễ dẫn đến viêm nhiễm.
                        - Âm hộ, môi nhỏ cũng thoái hoá dần, làm cho âm hộ hé mở.
                        - Bộ phận tiết niệu: các biểu mô lát tầng của bàng quang cũng teo đi,
                  các cơ vòng niệu đạo, cổ bàng quang cũng bị teo nhỏ, nên gây ra són đái
                  hoặc đái không tự chủ. Trong trường hợp sa sinh dục, thành trước âm đạo
                  sa xuống, làm cho niệu đạo bị gãy gấp, nên sẽ dễ bị bí đái.
                        - Da: các mô liên kết dưới da mỏng đi, giảm tính đàn hồi, làm cho da
                  mỏng và nhăn nheo. Tuyến mồ hôi, tuyến bã, hệ thống lông cũng bị teo,
                  giảm hoạt động, nên da bị khô, tóc rụng thưa đi, hói đầu.
                          Những thay đổi này, có thể làm cho người phụ nữ lo lắng, băn khoăn.
                  Việc cung cấp thông tin về những sự thay đổi này là rất cần thiết. Vì vậy,
                  người hộ sinh nên lồng ghép việc cung cấp thông tin về vấn đề này, ngay từ


                                                                                               30
   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36