Page 34 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe phụ nữ
P. 34
Đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng nhiều
đến sinh hoạt, lao động, công tác của phụ nữ.
Bệnh thường gặp ở những người chửa đẻ nhiều, đẻ quá sớm, quá dày
và những lần đẻ trước không an toàn.
Người chưa đẻ lần nào, cũng có thể sa sinh dục, nhưng ít gặp hơn.
3.5.1. Triệu chứng
Đặc điểm của bệnh là tiến triển rất chậm, có thể từ 5 đến 10 năm.
Triệu chứng cơ năng, thực thể nghèo nàn.
Tuỳ thuộc từng người sa nhiều hay sa ít, sa lâu hay mới sa, sa đơn
thuần hay phối hợp.
Triệu chứng thường là khó chịu, nặng bụng dưới, đái rắt, đái són, đái
không tự chủ, đại tiện khó.
Có thể có dịch tiết âm đạo bất thường, nếu bị viêm nhiễm.
Sa sinh dục có thể mang thai bình thường, nhưng dễ sảy và đẻ non.
3.5.2. Có 3 độ sa sinh dục
- Sa độ I:
+ Sa thành trước âm đạo (kèm theo sa bàng quang).
+ Sa thành sau âm đạo (kèm theo sa trực tràng).
+ Cổ tử cung ở thấp, nhưng còn ở trong âm đạo, chưa nhìn thấy ở ngoài.
- Sa độ II:
+ Sa thành trước âm đạo (kèm theo sa bàng quang)
+ Sa thành sau (kèm theo sa trực tràng).
+ Cổ tử cung thập thò âm hộ.
- Sa độ III:
+ Sa thành trước âm đạo (kèm theo sa bàng quang)
+ Sa thành sau (kèm theo sa trực tràng).
+ Cổ tử cung sa hẳn ra ngoài âm hộ.
- Cần chẩn đoán phân biệt:
+ Lộn tử cung.
+ Cổ tử cung dài, phì đại đơn thuần.
3.5.3. Điều trị
Sa sinh dục điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật
- Sa sinh dục độ I chưa cần điều trị
- Sa sinh dục độ II, độ III có triệu chứng cơ năng mới phẫu thuật.
Phẫu thuật chủ yếu bằng đường âm đạo, hơn là bằng đường bụng.
Phẫu thuật trong sa sinh dục mang tính chất thẩm mỹ. Ngoài việc cắt tử
cung đơn thuần, nó còn tái tạo các thành âm đạo, nâng bàng quang.
3.5.4. Phòng bệnh
- Không nên đẻ quá nhiều, quá sớm, quá nhanh. Phải đẻ ở những nơi
có điều kiện an toàn và đỡ đẻ đúng kỹ thuật.
- Không để chuyển dạ kéo dài, rặn đẻ quá lâu. Các thủ thuật làm phải
đủ điều kiện, đúng chỉ định và đúng kỹ thuật.
- Tránh gây sang chấn âm đạo, tầng sinh môn.
33