Page 28 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe phụ nữ
P. 28
- Hướng dẫn người thân của người bệnh tránh tâm trạng lo lắng, buồn
rầu khi đến thăm người bệnh, đặc biệt là người bệnh điều trị khối u ác tính.
- Chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ dinh dưỡng nhưng phải hợp khẩu vị,
tránh tình trạng ép người bệnh ăn quá nhiều 1 lúc mà nên ăn nhiều bữa.
- Theo dõi đại tiểu tiện: nếu người bệnh có khối u chèn ép có thể ảnh
hưởng đến đại, tiểu tiện. Nếu cần phải thụt tháo hoặc thông tiểu, cần chú ý
tránh nhiếm khuẩn ngược dòng.
6.1.5. Đánh giá
- Nếu các dấu hiệu cơ năng giảm, tình trạng toàn thân của người bệnh
tốt lên là tiến triển tốt.
- Nếu các triệu chứng không giảm hoặc có thêm các triệu chứng khác
là bệnh không tiến triển hoặc tiến triển xấu, cần điều chỉnh chế độ chăm sóc
cho phù hợp.
6.2. Kế hoạch chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật
6.2.1. Nhận định
- Thời gian sau phẫu thuật.
- Cách thức phẫu thuật, ví dụ: mổ cắt khối u, cắt tử cung bán phần
hoặc cắt tử cung hoàn toàn... mổ nội soi hay mở bụng.
- Cách thức gây mê: gây mê, gây tê...
- Toàn trạng của người bệnh:
+ Tỉnh hoàn toàn hay còn ảnh hưởng của thuốc mê.
+ Da niêm mạc.
+ Mạch, huyết áp, nhiệt độ.
+ Hô hấp: tự thở hay còn phải hỗ trợ hô hấp.
- Tinh thần của người bệnh sau phẫu thuật. Đặc biệt những phẫu thuật
trong ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng.
- Tình trạng vết mổ: khô hay có dịch, có máu...
- Khám bụng (nếu mổ khối u tử cung, buồng trứng): bụng mềm hay
chướng, có phản ứng, có điểm đau...
- Ra máu âm đạo: nếu có cần xác định vị trí, số lượng, màu sắc...
- Khả năng vận động: tuỳ theo thời gian sau mổ, toàn trạng người
bệnh để đánh giá vận động phù hợp hay chưa.
- Chế độ dinh dưỡng của người bệnh phù hợp với phẫu thuật và thời
gian sau phẫu thuật chưa.
- Đại tiểu tiện.
- Các xét nghiệm cần làm.
- Y lệnh của bác sĩ.
6.2.2. Chẩn đoán chăm sóc/Những vấn đề cần chăm sóc
- Lo lắng về tình trạng bệnh.
- Thiếu hụt kiến thức về chăm sóc sau mổ.
27