Page 26 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe phụ nữ
P. 26
4.2.1. Giai đoạn sớm
Hầu như không có dấu hiệu lâm sàng.
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các xét nghiệm như: tế bào âm đạo, soi cổ
tử cung, sinh thiết cổ tử cung.
4.2.2. Giai đoạn muộn
Chẩn đoán dựa vào
- Cổ tử cung loét, sùi, dễ chảy máu, sờ cổ tử cung thấy nền loét sùi cứng.
- Khi ung thư đã sang giai đoạn 2 – 3, sờ túi cùng bên thấy cứng, hẹp.
5. UNG THƯ NIÊM MẠC TỬ CUNG
Ung thư niêm mạc tử cung là một loại ung thư thường gặp ở người lớn
tuổi (80%), trong đó khoảng 95% có nguồn gốc từ biểu mô tuyến của nội
mạc tử cung. Ung thư xuất xuất phát từ biểu mô liên kết thân tử cung, rất
hiếm gặp, tiến triển nhanh, tiên lượng xấu.
5.1. Các yếu tố nguy cơ
- Tuổi: từ 50 – 70.
- Quá mập (trên 25kg so với bình thường).
- Đái đường.
- Bệnh lý ở tử cung: quá sản nội mạc tử cung.
- Mãn kinh muộn: sau 52 tuổi.
5.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
5.2.1. Triệu chứng lâm sàng
- Ra máu bất thường sau khi đã mãn kinh, có khi ra máu trong thời kỳ
tiền mãn kinh, có thể nhầm với những rối loạn của thời kỳ này.
- Khí hư nhiều, nhầy, loãng, hôi, có khi là mủ. Trong trường hợp này
thường kèm theo đau và cảm giác nặng nề, đau nhói vùng hạ vị.
- Thăm âm đạo bằng tay, tử cung thường có kích thước bình thường,
cũng có thể hơi to và mềm.
5.2.2. Cận lâm sàng
- Tế bào học.
- Chụp buồng tử cung.
- Soi buồng tử cung
- Nạo sinh thiết toàn bộ tử cung.
6. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH KHỐI U SINH DỤC
6.1. Kế hoạch chăm sóc người bệnh điều trị nội khoa/trước phẫu thuật
6.1.1. Nhận định
Người Hộ sinh cần nhận định các vấn đề sau:
- Toàn trạng người bệnh:
. Tình trạng tinh thần, thể trạng.
25