Page 52 - Giao trinh- Chăm sóc chuyển dạ đẻ khó
P. 52
47
4.2.4. Xử trí rách tầng sinh môn
4.2.4.1. Rách tầng sinh môn mới
- Mọi rách hở đều phải được khâu. Thời điểm khâu tốt nhất là sau khi đã
đỡ rau và đã chắc chắn là không phải can thiệp bên trong (nếu khâu ngoài rồi
mới can thiệp bên trong thì coi như phá hỏng chỗ khâu ngoài).
- Nếu vết rách từ độ 3 trở lên thì phải được xử trí tại bệnh viện. Nếu ở
tuyến y tế cơ sở, dùng gạc tẩm huyết thanh mặn, ấm chèn chặt chỗ rách chuyển
tuyến trên ngay, vì thời gian chậm trễ sẽ làm tăng khả năng chảy máu, nhất là
nhiễm khuẩn.
4.2.4.2. Xử trí rách tầng sinh môn cũ
- Với rách không hoàn toàn: yêu cầu làm lại phụ thuộc đòi hỏi về thẩm mĩ
của người phụ nữ, không có chỉ định về sản phụ khoa trừ khi kết hợp với phẫu
thuật sa sinh dục.
- Với rách hoàn toàn: có chỉ định làm lại, thời gian tối thiểu sau đẻ phải 2
– 3 tháng, đợi khi vết thương lên sẹo hoàn toàn. Người Hộ sinh cần làm tốt
chuẩn bị trước mổ như ăn nhẹ, thụt tháo làm sạch trực tràng trước mổ 4 – 5 ngày.
Mổ xong phục vụ tại giường khoảng 5 ngày để liền vết khâu. Trong thời gian
này cần cho táo bón nhưng sau đó lại phải cho nhuận tràng để phân đi được
mềm, không làm hỏng vết khâu
4.2.5. Kỹ thuật khâu vết rách tầng sinh môn
4.2.5.1. Kỹ thuật khâu cổ điển
+ Phân tích vết rách tầng sinh môn ta sẽ thấy có:
- Rách âm đạo.
- Rách cơ.
- Rách da.
+ Vì thế, có ý kiến không giống nhau về khâu mấy lớp. Đa số người làm
sản khoa tiến hành khâu 2 lớp.