Page 53 - Giao trinh- Chăm sóc chuyển dạ đẻ khó
P. 53
48
- Lớp trong: gồm thành âm đạo và phần cơ bị rách phía trong.
- Lớp ngoài: gồm da tầng sinh môn và phần cơ bị rách phía ngoài.
+ Khi khâu phải đảm bảo:
- Giảm đau tốt.
- Vô khuẩn tốt.
Chỉ khâu tốt nhất là chỉ tự tiêu. Khi khâu vết rách vì đường rách ở chính
giữa nên ít bị so le mép như đường cắt.
+ Khâu rách cũng phải đảm bảo:
- Không có khoảng chết (khi khâu không lộ kim ở đáy đường rách).
- Không lợp mép da: dùng chỉ khâu xâu lại mũi cách 2 mép da 0,5mm -
1mm, buộc chỉ với lực vừa phải.
4.2.5.2. Khâu một sợi vắt liên tục
+ Trong kỹ thuật khâu tầng sinh môn có 2 điểm nên tránh:
- Tránh nút buộc nhiều vì ở chỗ nút là nơi dịch và máu có thể đọng lại gây
nhiễm khuẩn.
- Tránh chỉ xuyên qua da, vì đây cũng là đường vào thuận tiện cho nhiễm
khuẩn.
+ Từ hai yêu cầu trên, kỹ thuật khâu vắt một sợi liên tục được sử:
- Một sợi chỉ liền kim (chỉ tự tiêu) khâu từ trên góc trong điểm rách, khâu
vắt cả lớp cơ và thành âm đạo ra đến gốc màng trinh thì khâu tiếp lớp cơ (cũng
vắt) còn lại lớp da thì khâu chữ U hai mép trong da, khép buộc nút tại mép sau
âm hộ.
- Cách khâu này ngoài hai lợi thế là giảm thiểu số nút buộc và không
xuyên qua da còn đem lại thẩm mỹ (không thấy đường khâu) và sau thủ thuật đỡ
đau, không ảnh hưởng đến vận động và các hồi phục chức năng khác như tiểu
tiện.
- Có thể để sản phụ về mà không hẹn ngày cắt chỉ.