Page 55 - Giao trinh- Chăm sóc chuyển dạ đẻ khó
P. 55
50
- Cố định mép cổ tử cung ở vị trí đã đẩy lên cho đến cơn co sau mới rút
ngón tay.
- Kiểm tra nếu cổ tử cung không xuống nữa là đạt kết quả.
Người Hộ sinh cần luôn nhớ là trong đẻ thường vẫn có thể xảy ra chảy
máu nặng, có thể tử vong do rách cổ tử cung để phát hiện và xử trí kịp thời.
4.4. Chăm sóc sản phụ chấn thương đường sinh dục trong cuộc đẻ
4.4.1. Nhận định
- Vị trí rách.
- Mức độ rách.
- Mức độ chảy máu.
- Ảnh hưởng trước mắt và lâu dài của rách.
4.4.2. Chẩn đoán/những vấn đề cần chăm sóc
Những chẩn đoán/vấn đề chăm sóc thường gặp:
- Nguy cơ chảy máu sau đẻ/chảy máu sau đẻ.
- Nguy cơ nhiễm khuẩn sau đẻ.
- Nguy cơ choáng do mất máu.
- Các biến chứng của cắt khâu như: tụ máu, rối loạn đại, tiểu tiện…
4.4.3. Lập kế hoạch chăm sóc
- Trao đổi với sản phụ về tình trạng sức khoẻ, mức độ tổn thương và khả
năng phục hồi của vết rách. Động viên sản phụ và người nhà bình tĩnh, tin tưởng
vào khả năng xử trí của thầy thuốc. Hướng dẫn sản phụ và người nhà phối hợp
với thầy thuốc trong quá trình xử trí.
- Theo dõi các dấu hiệu sống: tuỳ theo số đo mạch, huyết áp để chỉ định
theo dõi. Tuy nhiên, cần chú ý có một số trường hợp, huyết áp vẫn ở mức bình
thường, nhưng mạch nhanh > 90 nhịp/ phút là có nguy cơ chảy máu nặng, cần
theo dõi sát.