Page 36 - Giao trinh- Chăm sóc chuyển dạ đẻ khó
P. 36
31
- Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường đẻ và đường tiết niệu, nhất là khi kèm
vỡ ối sớm (có thể cao gấp 5 lần).
- Tỷ lệ tử vong mẹ tỉ lệ thuận với thời gian chuyển dạ kéo dài, thường chết
do choáng mất máu, do sang chấn (vỡ tử cung) do nhiễm khuẩn nặng.
Vì thế, trước đây qui định trên 48 giờ (2 lần mặt trời mọc hoặc 2 lần mặt
trời lặn) là kéo dài nay rút xuống 18 giờ và 12 giờ (chỉ thấy một lần mặt trời mọc
hoặc lặn).
- Đối với con:
Tỷ lệ chết chu sinh tỷ lệ thuận với thời gian chuyển dạ kéo dài. Chết chu
sinh có thể cao gấp đôi nếu chuyển dạ kéo dài trên 24 giờ. Nguyên nhân chết do
viêm phổi (sau nhiễm khuẩn từ buồng tử cung), do ngạt, do sang chấn sau đẻ can
thiệp.
1.3.2. Chuyển dạ đình trệ
Chuyển dạ đình trệ là một cuộc đẻ khó không được phát hiện sớm do thiếu
theo dõi, thiếu kinh nghiệm chẩn đoán.
- Đối với con:
Làm tăng tỷ lệ suy thai, ngạt thai, chết thai, hoặc gây di chứng do sang
chấn sọ não, hậu quả của tắc nghẽn.
- Đối với mẹ:
Nguy hiểm nhất là vỡ tử cung, nhiễm khuẩn băng huyết.
1.4. Chẩn đoán
1.4.1. Chuyển dạ kéo dài
* Một thai phụ đã chuyển dạ trên 18h hoặc đã đến cơ sở sản khoa trên 12 giờ
chưa đẻ, cần được xem xét ngay:
- Người mẹ có mất nước hoặc toan hoá?
- Có nhiễm khuẩn (sốt)?
- Có thiếu máu?