Page 53 - Giao trinh- Chăm sóc thai nghén
P. 53
phải tách đúng tế bào cần phân tích vì tế bào bạch cầu phôi có thể tồn tại rất lâu
trong máu mẹ cho tới các lần mang thai sau.
Đây là phương pháp không can thiệp có nhiều ưu điểm. Nguyên lý cơ bản
của phương pháp này là tách tế bào phôi: tế bào hồng cầu có nhân, tế bào lá nuôi
tồn tại thời gian ngắn. Hiện nay, một số cơ sở đã ứng dụng phương pháp này để
chẩn đoán bệnh bất thường nhiễm sắc thể, chẩn đoán tình trạng bất đồng nhóm
máu Rh, chẩn đoán một số bệnh di truyền trội, sàng lọc phát hiện nguy cơ bị
bệnh di truyền lặn liên kết-X.
2.2. Phương pháp can thiệp
2.2.1. Chỉ định chẩn đoán trước sinh bằng phương pháp can thiệp
- Tuổi mẹ cao:
Khái niệm tuổi mẹ cao dao động tùy thuộc vào từng trung tâm chẩn đoán
di truyền trước sinh, thường lấy mốc ít nhất là 35 tuổi tính đến thời điểm sinh.
Tuổi 35 được chọn làm mốc là vì nguy cơ trẻ bị bất thường nhiễm sắc thể ngang
với nguy cơ sẩy thai do chọc ối.
- Đã có con bị bất thường nhiễm sắc thể:
Mặc dù bố mẹ không mang bất thường nhưng khi đã có con bị bất thường
nhiễm sắc thể thì nguy cơ đứa con tiếp theo cũng bị bất thường nhiễm sắc thể sẽ
tăng cao. Ví dụ, một người phụ nữ 30 tuổi có con bị hội chứng Down, nguy cơ bị
bất thường bất kỳ nhiễm sắc thể nào sẽ là 1/100 so với phụ nữ cùng nhóm tuổi
trong quần thể thì nguy cơ chỉ là 1/390. Khi bố mẹ ở trạng thái khảm cũng làm
tăng nguy cơ con bị bất thường nhiễm sắc thể.
- Bố hoặc mẹ có bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể:
Trong trường hợp này nguy cơ ở con dao động phụ thuộc vào kiểu bất
thường. Nguy cơ cao nhất là 100% trong trường hợp cả hai bố mẹ mang chuyển
đoạn roberson hoặc isochromosome.