Page 57 - Giao trinh- Chăm sóc thai nghén
P. 57

2.2.2.3.  Lấy  máu  cuống  rốn  (Cordocentesis-Percutaneus  umbilical  blood

                     sampling-PUBS)

                            Một số phương pháp xét nghiệm khác lấy mô của phôi để phân tích như

                     lấy máu cuống rốn qua da để lấy mẫu máu của thai, thường được tiến hành sau

                     tuần thứ 16 của thai kỳ, nguy cơ sẩy thai thấp hơn sinh thiết gai rau nhưng cao

                     hơn so với chọc ối.

                            Chỉ định lấy máu cuống rốn trong các trường hợp sau:

                            - Cần cho kết quả nhanh (2-3 ngày).

                            - Chẩn đoán bệnh lý huyết học hoặc rối loạn miễn dịch.

                            - Chẩn đoán phân biệt các trường hợp thể khảm.

                     3. Quy trình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh

                     (Ban hành kèm theo Quyết định số 573/QĐ-BYT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của

                     Bộ trưởng Bộ Y tế)

                     3.1. Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh trong 3 tháng đầu thai kỳ

                     3.1.1. Tư vấn trước sàng lọc

                     - Mục đích:

                            Giúp thai phụ hiểu được lợi ích và tự nguyện tham gia sàng lọc, chẩn đoán

                     trước sinh; Đánh giá được nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down (3 nhiễm sắc

                     thể 21), các bất thường nhiễm sắc thể khác, một số dị tật bẩm sinh và bệnh lý di

                     truyền đơn gen khác.

                     - Nội dung:

                            + Trình bày trình tự các bước thực hiện sàng lọc, chẩn đoán trước sinh từ

                     những kỹ thuật, xét nghiệm sàng lọc không xâm nhập như siêu âm, xét nghiệm

                     máu mẹ đến những kỹ thuật, xét nghiệm chẩn đoán xác định có xâm nhập như

                     sinh thiết gai rau để lấy mẫu bệnh phẩm phân tích về di truyền.
   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62