Page 8 - Giao trinh- Chăm sóc chuyển dạ
P. 8
Là quá trình đầu thai nhi hướng và xuống dần trong khung xương chậu vài tuần
trước khi sinh. Ở người con rạ, hiện tượng này có thể xảy ra trong lúc chuyển dạ. Có 4 độ
lọt là lọt cao lỏng, chúc, chặt, lọt (tương ứng phân độ lọt của Delle -3; -2; -1; 0).
Được gọi là lọt thực sự khi diê ̣ n lơ ́ n nhất cu ̉ a ngôi chư ́ a đường kính hạ chẩm thóp
trước và đường kính lưỡng đỉnh đi qua diện phẳng của eo trên. Khi đo ́ phần thấp nhất cu ̉ a
đầu cha ̣ m mă ̣ t phẳng eo giư ̃ a.
Khi ngôi đã lọt người ta chia thành có 3 mức: lọt cao, lọt trung bình và lọt thấp
(tương ứng phân độ lọt của Delle +1; +2; +3). Việc xác định độ lọt của ngôi có giá trị tiên
lượng cuộc đẻ và các thời điểm can thiệp. Nếu ngôi chỏm lọt được thì có thể đẻ đường
dưới. Nếu ngôi không lọt, phải đẻ mổ.
Hình 1.3.Độ lọt của ngôi thai theo Delle
4.2. Cơ chế đẻ ngôi chỏm
Đẻ là chuỗi các sự kiện liên quan đến tư thế và vị trí cho phép thai nhi tìm ra "lối
thoát dễ dàng nhất”. Thai nhi thường khá thụ động trong quá trình chuyển dạ, trong khi
con co tử cung của người mẹ và cấu trúc ống đẻ sẽ có vai trò quan trọng trong quá trình
di chuyển của thai ra ngoài. Để có cuộc chuyển dạ bình thường thì cả hai yếu tố thai nhi
và bà mẹ phải bình thường và hài hòa với nhau. Vì những lý do như thai to, khung chậu
hẹp, hình thể thai bất thường…có thể dẫn đến ngôi bất thường.
4.2.1. Cơ chế đẻ đầu
Lo ̣ t: Quá trình này bắt đầu từ khi có cơn co tử cung hướng đầu thai nhi cúi dần với phần
chỏm đi vào ống đẻ. Để quá trình lọt dễ dàng thai thường có một số thay đổi để làm giảm
đường kính lọt của ngôi:
Đầu cúi tối đa bằng cách cằm thai nhi cúi gập vào ngực và làm đường kính lọt thay
đổi từ đường kính lớn chẩm - trán (11 cm) thành đường kính hạ chẩm - thóp trước
(9.5 cm)
7