Page 13 - Giao trinh- Chăm sóc chuyển dạ
P. 13

o  Các đươ ̀ ng kinh ngang gồm đường kính ngang giư ̃ a: 13,5 cm; Đươ ̀ ng kinh
                                           ́
                                                                                                          ́
                            ngang hư ̃ u dụng: 13 cm
                        o  Các đường kính trước sau: bao gồm nhô dưới mu 12 cm và nhô sau mu 10,5
                            cm ở những khung chậu bình thường
               -  Eo giữa: được giới hạn bởi phía trước là bờ sau khớp mu, phía sau là mặt trước xương
                   cùng II, III, 2 bên là 2 gai hông. Eo giữa có hình ống. Trươ ̀ ng hợp đốt cu ̀ ng II qua ́  lồi
                   ra trươ ́ c hoă ̣ c 2 gai hông lồi nhiều va ̀ o trong la ̀ m he ̣ p eo giư ̃ a, cản trơ ̉  cho qua ́  trinh
                                                                                                          ̀
                   xuống cu ̉ a thai.
               -  Eo dưới: được giới hạn bởi phía trước là bờ dưới xương mu, phía sau là đỉnh xương
                   cùng cụt, 2 bên là 2 ụ ngồi. Eo dưới có hình trám.


                                                                              Eo trên (lỗ vào)

                                                                              Eo giữa (khoang)

                                                                              Eo dưới (lỗ ra)


                                       Hình 1.10.  Cấu tạo các eo của tiểu khung

                       Mỗi người có kích thước và hình dạng của khung chậu khác nhau. Phụ nữ thường
               có khung chậu có hình dạng đều đặn, đường kính từ trục giữa ra trước và ra sau gần bằng
               nhau, gai hông không lồi vào lòng tiểu khung. Đàn ông có khung chậu hẹp hơn khung
               chậu phụ nữ. Kích thước và hình dạng của tiểu khung có tính chất quyết định thai có thể
               lọt, xuống, quay, xổ được hay không. Nếu eo trên hẹp, ngôi không lọt được. Nhưng nếu
               eo dưới và eo giữa hẹp, ngôi có thể lọt qua eo trên nhưng sẽ rất khó khăn cho quá trình
               xuay và xổ, nên cuộc đẻ thường bị đình trệ, hoặc tiến triển chậm, khó khăn.
               Các mô mềm của sản phụ:
                       Các mô mềm bao gồm tử cung, cổ tử cung, âm đạo, đáy chậu tầng sinh môn. Tất
               cả đều có đặc tính đàn hồi đáng kể. Tuy nhiên sự đàn hồi cũng khác nhau tùy theo độ
               tuổi. Con so đàn hồi kém hơn con rạ. Người lớn tuổi đàn hồi kém hơn những người trẻ.
               Những người đã có sẹo cũ đàn hồi kém hơn những người không có sẹo. Mặc dù vậy tất
               cả các trường hợp đều có thể bị rách trong khi sinh. Hay gặp nhất là rách cổ tử cung, âm
               đạo, tầng sinh môn. Sự đàn hồi của phần mềm như các cơ đáy chậu tầng sinh môn cũng
               ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình quay của ngôi để chuẩn bị xổ. Nếu sức đàn hồi của đáy
               chậu kém, ngôi có thể quay về kiểu xổ không thuận lợi. Ví dụ ngôi có thể quay xổ chẩm
               cùng thay cho xổ chẩm vệ.
               5.1.3. Tác động thai nhi và phần phụ của thai đến cuộc đẻ
               Thai nhi:
                       Đầu là phần to và cứng nhất của thai nhi. Trong phần lớn các cuộc đẻ chúng ta gặp
               trên lâm sàng là ngôi chỏm (khoảng 95%). Đường kính lọt của ngôi thay đổi theo độ cúi
               của đầu thai nhi. Khi đầu thai nhi cúi tốt hoặc ngửa tối đa thì đường kính lọt của ngôi
               nhỏ, đầu không ngửa, không cúi thì đường kính lọt lớn. Vi dụ giai đoa ̣ n đầu cu ̉ a chuyển
                                                                              ́
                                                             12
   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18