Page 5 - Giao trinh- Chăm sóc chuyển dạ
P. 5

phụ trong giai đoạn này (can thiệp tích cực giai đoạn III của chuyển dạ) sẽ giúp rút ngắn
               thời giai rau xổ chỉ còn trong vòng 5 phút.
               2.4. Giai đoạn IV
                       Là thời gian trong vòng 2 giờ đầu sau đẻ, trong thời gian này tử cung co cứng tạo
               khối cầu an toàn có tác dụng cầm máu do tắc mạch sinh lý. Việc cho con bú sữa mẹ trong
               giờ đầu làm tăng tiết oxytocin làm tử cung co tốt hơn.


               3. Sự thay đổi về sinh lý của sản phụ và thai trong các giai đoạn chuyển dạ
               3.1. Sự thay đổi sinh lý của sản phụ trong chuyển dạ
                       Khi bắt đầu chuyển dạ, thai phụ thấy đau bụng, ra dịch nhầy hồng ở âm đạo hoặc
               có thể thấy ra nước nếu vỡ ối.
                       Chuyển dạ thực sự bắt đầu từ khi cơn co tư ̉  cung tần số 2, đều đặn và gây đau. Sau
               đó các cơn đau tăng dần, khoảng cách giữa các cơn co ngày càng ngắn lại, cường độ các
               cơn co ngày càng mạnh hơn. Các cơn co trong chuyển dạ làm thai phụ cảm thấy tức nặng
               vùng đáy chậu, đau ở bụng và co ́  sản phụ thấy đau chu ̉  yếu ơ ̉  lưng.
                       Hầu hết sản phụ đều cảm thấy đau trong chuyển dạ, nhưng sự chịu đựng với cơn
               đau đẻ của từng sản phụ là rất khác nhau và phản ứng của thai phụ với các cơn đau cũng
               rất khác nhau. Bởi vậy khi chăm sóc cần phải chú ý đến sự thay đổi hành vi của sản phụ
               đáp ứng với các cơn đau để chăm sóc mang tính cá biệt cho từng đối tượng.
               3.2. Sự thay đổi của thai nhi trong chuyển dạ
                       Trong suốt quá trình chuyển dạ, thai luôn tìm cách tự thu nhỏ đường kính và tìm
               đường thoát thuận lợi nhất cho mình.
                       Đầu thai nhi cúi, các khớp ở tư thế gập tối đa và di chuyển trong quá trình chuyển
               dạ để phù hợp với đường kính và đường cong vòm vệ.
                       Ngôi luôn hướng vào eo trên xương chậu theo đường kính rộng nhất của khung
               xương chậu.
                       Ngôi quay để đến trước khi xổ đường kính lớn nhất của ngôi  thai sẽ nằm theo
               đường kính rộng nhất của eo dưới là đường kính trước sau.
                       Hộp sọ của thai nhi có khả năng chồng khớp do cấu ta ̣ o bơ ̉ i ca ́ c bản xương de ̣ t.
               Điều đo ́  cho phép giảm các đường kính của đầu thai để tạo điều kiện đi qua xương chậu
               của mẹ dễ dàng hơn.
                       Tương tự như đầu, vai co ́  thể thu nhỏ đường kính bằng cách so vai và lựa theo
               đường kính lớn nhất của tiểu khung để lọt, xuống và xổ ra ngoài
               4. Cơ chế đẻ
               4.1. Một số kha ́ i niê ̣ m về tư thế thai trong tiểu khung
                       Để hiểu cơ chế đẻ, cần la ̀ m rõ một số kha ́ i niê ̣ m về tư thế thai nhi trong tiểu khung:
                   -  Tư thế: dùng để chỉ vị trí của các khớp và sự liên quan các bộ phận của thai nhi
                       với nhau. Tư thế thai bình thường khi chuyển dạ bắt đầu là tất cả các khớp trong tư
                       thế gấp (đầu cúi tối đa trong ngôi chỏm, tay chân khoanh gấp, cột sống cong…).
                   -  Trục: Trục là trục dọc của thai so với trục dọc của người mẹ. Thai co ́  thể nằm
                       ngang, chếch, hoặc dọc (song song) so vơ ́ i trục dọc cu ̉ a ngươ ̀ i me ̣ .



                                                              4
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10